Bạn là một người hâm mộ thể thao? Bạn quan tâm đến thể thao nước nhà?
Chắc chắn bạn đã từng nghe qua về sân vận động Hàng Đẫy.
Vậy bạn biết gì về sân vận động Hàng Đẫy và cú lột xác ngoạn mục cùng thể thao nước nhà?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về sân vận động này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Sân vận động Hàng Đẫy và những sự kiện nổi bật
Những cú lột xác ngoạn mục của sân vận động Hàng Đẫy
Trước khi sân vận động Mỹ Đình được xây dựng, sân bóng Hàng Đẫy là nơi diễn ra các trận thi đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Có thể kể đến một số giải đấu lớn như:
- Các trận đấu thuộc giải Tiger Cup 1998 – giải đấu mà Việt Nam được làm chủ nhà. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã tiến vào trận chung kết mùa giải đó trước khi chịu thất bại đáng tiếc 0-1 trước nhà vô địch Singapore.
- Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 hay AFF Suzuki Cup 2018, sân Hàng Đẫy đã được chọn làm sân nhà một trong bốn trận diễn ra ở Việt Nam suốt giải đấu.
- Ngoài ra, sân vận động Hàng Đẫy cũng là mảnh đất vàng của các đội bóng thủ đô trong các mùa V-League vừa qua.
Đốt pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy, cổ động viên lĩnh án 4 năm tù
Vào ngày 11/9/2019, sự việc cổ động viên Vũ Trung Trực cùng 2 đối tượng khác là Trần Đắc Chương, Trần Văn Sùng bị xử lý do đốt pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy gây chấn động giới cổ động viên.
Cụ thể, trong trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định, 3 cổ động viên Nam Định đã sử dụng pháo sáng, ném từ khán đài B sang khán đài A. Trong đó, 1 quả đã trúng 1 cổ động viên nữ bên khán đài A gây bỏng nặng.
Khi bị xử lý, 2 đối tượng Trần Đắc Chương và Trần Văn Sùng đã có hành động cản trở các đồng chí CSCĐ làm nhiệm vụ. Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã khởi tố bị can vì lỗi gây mất trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.
Các bị can đã phải nhận án phạt từ 6 tháng đến 4 năm tù. Đây là một lời cảnh tỉnh “vui thôi đừng vui quá” cho cổ động viên và người hâm mộ.
Thiết kế sân vận động Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy nằm ở đâu?
Là một trong hai sân bóng lớn nhất Thủ đô, bên cạnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Hiện nay, sân Hàng Đẫy đang tọa lạc tại số 9, đường Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Sân vận động Hàng Đẫy từng là nơi chứa nhiều cung bậc cảm xúc của nhiều đội bóng.
Cơ sở vật chất của sân Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy có sức chứa khoảng 22.580 chỗ ngồi. Tuy nhiên, do được xây dựng từ lâu nên nơi đây đã bị thời gian phá hủy, xuống cấp nghiêm trọng.
Vì vậy, nhằm mục đích nâng cấp và cải tạo để chuẩn bị cho kỳ SEA Games 31 sắp tới, sân Hàng Đẫy hiện đang tạm đóng cửa và tiến hành nâng cấp.
Cùng với các sân vận động sắp xây ở Việt Nam, Sân vận động Hàng Đẫy cũng được dự đoán là sẽ lột xác với chi phí đầu tư dự kiến lên tới 250 triệu euro.
Trong bản thiết kế được ấn định, sân Hàng Đẫy mới sẽ có 4 tầng. Trong đó, có 2 tầng nổi và khu vực khán đài có sức chứa khoảng 50.000 ghế.
Ngoài ra, sân cũng được thiết kế theo hình lòng chảo truyền thống nhưng vẫn mang tính hiện đại. Sân gồm 4 trụ chính có diện tích lớn, có nhiệm vụ nâng đỡ hệ thống khung thép bao quanh sân và đỡ mái kính bao quanh khán đài. Bên cạnh đó, Hàng Đẫy sẽ có mái che và không còn đường piste.
Điểm nhấn đặc biệt của sân vận động Hàng đẫy là tổ hợp rạp chiếu phim, trung tâm sự kiện, bãi gửi xe,… hiện đại, phục vụ nhu cầu của người dân. Có thể nói sân Hàng Đẫy là mô hình kiểu mẫu dành cho các sân vận động khác ở Việt Nam học theo.
Mặt cỏ sân Hàng Đẫy
Trước khi tiến hành nâng cấp, mặc dù các góc khán đài cũng như phòng thay đồ của các câu thủ bị phê bình khá nhiều, mặt cỏ của Hàng Đẫy lại là một điểm sáng trong thiết kế của sân. Việc ban tổ chức sử dụng và chăm sóc giống cỏ Bermuda – giống cỏ được các sân vận động nổi tiếng khác sử dụng luôn luôn là điểm gây thích thú khi các cầu thủ đến đây và trình diễn các kỹ năng của mình.
Dấu ấn sân Hàng Đẫy với bóng đá Thủ đô
Sân Hàng Đẫy được dùng làm sân nhà cho tất cả các đội bóng Thủ đô cho nên Hàng Đẫy luôn là một sân bóng tràn ngập không khí bóng đá trong mỗi dịp cuối tuần.
Từ những thập niên 80, sân Hàng Đẫy đã là một địa chỉ nóng trong làng bóng đá Việt Nam khi hàng loạt cái tên nổi tiếng như Thể Công, Công an Hà Nội, Tổng cục Đường sắt đều chọn đây là sân nhà.
Đến thời kỳ bóng đá chuyên nghiệp, các đội bóng Thủ đô khác cũng chọn sân làm mái ấm của mình.
Cụ thể, một điều thú vị đã xảy ra vào V-League 2011 khi có đến 4 câu lạc bộ cùng thi đấu tại V-League sử dụng chung sân nhà, bao gồm Hà Nội T&T, Hà Nội ACB, CLB Hà Nội (tên trước đây của Viettel) và Hòa Phát Hà Nội.
Điều thú vị này đã gây ra khá nhiều khó khăn trong việc sắp xếp lịch thi đấu cúa mùa giải 2011. Giải pháp được đưa ra là mỗi vòng đấu sẽ có hai đội làm khách, hai đội chủ nhà sẽ được đá vào hai ngày khác nhau.
Bởi bề dày thành tích của các đội bòng Thủ đô tại V-League, sân Hàng Đẫy chính là nơi chứng kiến nhiều đội bóng nâng cao chức vô địch nhất so với các sân vận động khác, chiếm gần 40% tổng số cúp của V-League.
Cuộc chiến song mã tại sân Hàng Đẫy hiện nay
Hàng Đẫy hiện đang là sân nhà của hai đội bóng V-League là Viettel và Hà Nội FC – hai đội đã lần lượt nâng cao bốn chức vô địch trong năm mùa giải gần nhất (Hà Nội FC – 3, Viettel – 1).
Hà Nội FC – Đại gia thách thức ngôi vương
Sở hữu hàng loạt sao số trong đội hình, có thể xem Hà Nội FC chính là một đại gia đích thực trong nền bóng đá Việt Nam khi thâu tóm rất nhiều danh hiệu quốc nội cũng như để lại dấu ấn của mình trên đấu trường quốc tế.
Những trận đấu có sự xuất hiện của CLB Hà Nội như trận derby miền Bắc (với Hải Phòng) hay với Hoàng Anh Gia Lai, Sông Lam Nghệ An luôn mang đến cho người hâm mộ nhiều sự phấn khích.
Sân Hàng Đẫy hoàn toàn là một sân khấu hoàn hảo cho thứ bóng đá đỉnh cao mà Hà Nội FC mang lại với những pha bóng đẹp mắt và đầy tính cống hiến.
Viettel FC – Sự trở lại của một thế lực
Nếu là một người hâm mộ theo dõi bóng đá Việt Nam từ những giai đoạn đầu năm 1990 thì việc Viettel trở lại thi đấu tại V-League (2019) thật sự là một sự kiện lớn và đầy tính hoài niệm vì đây chính là hậu bối của CLB Thể Công – thế lực một thời của bóng đá Việt Nam cuối thế kỷ 20.
Dưới sự lèo lái của HLV Trương Việt Hoàng, Viettel sở hữu một lối chơi vô cùng khó chịu và vượt mặt Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch năm 2020, đánh dấu sự trở lại của đội bóng giàu truyền thống nhất Việt Nam kể từ lần cuối Thể Công vô địch vào năm 1998.
Trận derby Thủ đô
Trong hai mùa giải vừa qua kể từ Viettel thăng hạng từ giải hạng nhất (2019), Hà Nội và Viettel đã có đến 5 trận derby Thủ đô thuộc khuôn khổ V-League trên sân vận động Hàng Đẫy.
Kết quả đối đầu đang nghiêng về đội bóng của bầu Hiển với 2 chiến thắng và 1 trận thua.
Tuy nhiên, Viettel đã bất bại trong 3 trận derby tại V-League trên sân Hàng Đẫy với 2 trận hòa ở mùa 2020 và chiến thắng tối thiểu ở mùa giải 2021.
Ngoài ra, Viettel và Hà Nội cũng đã đối đầu nhau trong trận chung kết Cúp quốc gia 2020 và Siêu cúp Việt Nam 2020 trên sân Hàng Đẫy với chiến thắng với đội bóng của tiền đạo Quang Hải và các đồng đội.
Mua vé vào cổng của sân Hàng Đẫy
Là sân nhà của hai đội bóng có sân hút bậc nhất Việt Nam, vé vào sân Hàng Đẫy luôn là một món hàng được săn đón vào mỗi dịp cuối tuần. Vì thế, sân Hàng Đẫy luôn rơi vào tình cảnh cháy hàng mỗi khi có những trận đấu diễn ra, đặc biệt là các trận đấu lớn như trận derby miền Bắc hay derby Thủ đô.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch corona, các trận đấu sắp tới của Hàng Đẫy đều đã bị hủy và chưa có bất kỳ thông báo nào. Vebongdaonline.com sẽ cập nhật thông tin ngay cho khán giả khi ban tổ chức sân đưa ra bất kỳ văn bản nào về việc mở cửa cho khán giả vào sân.
Để tìm hiểu thêm về các sân vận động khác, hãy truy cập vào chuyên mục Sân Vận Động Bóng Đá của Vé Bóng Đá Online để tìm hiểu ngay.