Là thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước, mọi lĩnh vực của thành phố mang tên Bác như kinh tế, du lịch, chính trị,…đều được tập trung phát triển mạnh mẽ. Trong đó, thể thao là một trong những lĩnh vực không thể bỏ qua. Mọi cơ sở vật chất phục vụ thể thao tại TP.HCM đều được trang bị, nâng cấp từng ngày và là niềm tự hào của những người yêu thể thao tại thành phố. Vậy bạn biết gì về sân vận động Thống Nhất? Hãy cùng vebongdaonline.vn tìm hiểu về sân Thống Nhất – Nơi tổ chức hầu như các giải đấu lớn trong và ngoài nước.
Mục lục
- Thông tin chung về sân vận động Thống Nhất
- Sân vận động Thống Nhất ở đâu? Đường đi đến sân Thống Nhất
- Lịch sử của sân vận động Thống Nhất
- Những sự kiện nổi bật trên sân Thống Nhất
- Thiết kế của sân vận động Thống Nhất
- Những nâng cấp gần đây của sân Thống Nhất
- Giá vé sân vận động Thống Nhất là bao nhiêu?
- Hướng dẫn đặt vé tại sân vận động Thống Nhất – Cách mua vé sân Thống Nhất
Thông tin chung về sân vận động Thống Nhất
- Tên sân: Sân vận động Thống Nhất (trước đây là sân vận động Cộng Hòa)
- Vị trí sân: 138 Đào Duy Từ, phường 6, Quận 10
- Sức chứa sân Thống Nhất: 15. 000 chỗ ngồi
- Nhà điều hành: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
- CLB thi đấu: Câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh
- Khánh thành: 18 tháng 10 năm 1931
- Kích thước sân: 100 × 68m
- Nâng cấp: 1967–1968, 2002–2003, 2005–2007, 2017–2019
Sân vận động Thống Nhất ở đâu? Đường đi đến sân Thống Nhất
Là sân vận động lớn nhất TP mang tên Bác nên sân được ưu tiên xây dựng tại một địa điểm gần trung tâm thành phố nhằm mục đích giúp đỡ những người hâm mộ di chuyển đến sân một cách dễ dàng.
Hiện tại, sân Thống Nhất tọa lạc tại địa chỉ: 138 Đào Duy Từ, phường 6, quận 10, TP.HCM, nơi giao nhau của nhiều tuyến đường lớn tại Thành phố.
Đối với các fan hâm mộ ngoại tỉnh, các bạn có thể đến với sân Thống Nhất từ cảng hàng không Tân Sơn Nhất bằng các loại phương tiện giao thông khác nhau khi khoảng cách giữa hai địa điểm chỉ khoảng 8 km.
Lịch sử của sân vận động Thống Nhất
Thời Pháp thuộc (1929-1959)
- Năm 1929, quyết định xây dựng sân vận động mới tại Thành phố Chợ Lớn.
- Năm 1931, hoàn thành xây dựng và đặt tên là Sân vận động Renault. Sân được xây dựng theo kiến trúc mới, mái che bằng bê tông cốt thép, khán đài quy mô lớn.
- Khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 1931 với trận đấu giữa Cảnh sát Chợ Lớn và Ngôi sao Gia Định (1-0).
Thời Việt Nam Cộng hòa (1959-1975)
- Năm 1959, sân được cải tạo và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Có khán đài chính và phụ, hệ thống chiếu sáng hiện đại, sức chứa tăng lên 16.000 người.
- Đổi tên thành Sân vận động Cộng Hòa vào năm 1960. Sân chứng kiến các sự kiện lịch sử và trận đấu nổi tiếng, bao gồm cả giải bóng đá Merdeka năm 1966.
- Vào ngày 4 tháng 10 năm 1965, sân bị tấn công bằng bom do Biệt động Sài Gòn thực hiện. Sự kiện này gây thương vong nặng nề và là một trong những vụ tấn công quan trọng.
Sau năm 1975
- Ngày 2 tháng 9 năm 1975, sau thống nhất đất nước, tổ chức trận đấu giữa đội Hải Quan và đội Ngân hàng.
- Sân đổi tên thành Sân vận động Thống Nhất. Nhiều trận đấu lịch sử diễn ra, bao gồm cuộc chạm trán giữa Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt và Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn năm 1976.
Cải tạo và Phát triển sau năm 1975:
- Năm 2002, sân được cải tạo để tổ chức các trận đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Sân là sân nhà cho nhiều đội bóng nổi tiếng trong và sau giai đoạn chuyển đổi từ giải Vô địch Quốc gia không chuyên nghiệp đến giải chuyên nghiệp.
- Các giai đoạn cải tạo và nâng cấp khác nhau đã giảm sức chứa xuống khoảng 15.000 người vào năm 2018.
Hiện tại (2019 đến nay)
- Sân vận động Thống Nhất tiếp tục trải qua các giai đoạn cải tạo. Các phần khán đài được sơn lại và ghế ngồi được nâng cấp. Sức chứa hiện tại của sân là 19.450 người (đến năm 2017).
Những sự kiện nổi bật trên sân Thống Nhất
Trước khi sân vận động Mỹ Đình được xây dựng, sân vận động Thống Nhất đã được trưng dụng trong rất nhiều giải đấu lớn nhỏ trong và ngoài nước trong lịch sử thể thao Việt Nam, có thể kể đến bao gồm.
- Giải bóng đá trẻ châu Á 1964
- Giải bóng đá Đông Nam Á 1998
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (bóng đá nam)
- Cúp bóng đá nữ châu Á 2008
- Giải bóng đá U-19 Đông Nam Á 2009
- Giải bóng đá U-19 Đông Nam Á 2010
- Giải bóng đá nữ U-19 châu Á 2011
- Giải bóng đá U-19 Đông Nam Á 2012
- Giải bóng đá nữ Đông Nam Á 2012
- Cúp bóng đá nữ châu Á 2014
- Giải bóng đá nữ Đông Nam Á 2015
- Giải điền kinh trẻ châu Á 2016
- Giải bóng đá U-18 Đông Nam Á 2019
- AFC Champions League 2022 (vòng bảng)
- Cúp AFC 2022 (vòng bảng, bán kết khu vực Đông Nam Á)
Thiết kế của sân vận động Thống Nhất
Là một sân vận động lớn ở Việt Nam, sân Thống Nhất luôn là một điểm hẹn lý tưởng của những con tim yêu bộ môn túc cầu giáo.
Diện tích và sức chứa của sân Thống Nhất
Sân Thống Nhất nằm trên khuôn viên gần 40.000 m² với kích thước mặt sân là 100m x 68m và một sân điền kinh bao xung quanh. Qua đó, sân đã lọt top những sân vận động lớn nhất Việt Nam. Về sức chứa của sân, trải qua nhiều lần cải tạo và nâng cấp, sân Thống Nhất có thể chứa gần 19.450 chỗ ngồi. sơ đồ khán đài sân Thống Nhất chia thành các khu vực như sau:
- Khán đài A1 – A2 – A3: 2.250 ghế (có mái che), trong đó có phần khán đài VVIP (18 ghế) và VIP (192 ghế).
- Khán đài A4 đến A5: 4.000 chỗ ngồi (2.000 cho mỗi khán đài).
- Khán đài B: 5.000 chỗ ngồi.
- Khán đài C và D: 8.000 chỗ ngồi (4.000 cho mỗi khán đài).
Các giai đoạn cải tạo của sân vận động Thống Nhất
- Trong thập niên 1990, sân trải qua cải tạo và nâng cấp, trở thành sân vận động đa năng với sức chứa 18.000 người.
- Năm 2005, sân lại được cải tạo để tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ V vào năm 2006. Đợt cải tạo lớn năm 2005 gặp nhiều vấn đề, làm giảm sức chứa từ 18.000 xuống còn 16.000 người. Nhiều bậc ngồi ở khán đài C và D đã bị đập bỏ để làm đường chạy điền kinh.
- Đến cuối tháng 6 năm 2007, sân mới hoàn thành cải tạo với tổng kinh phí 14 tỷ đồng, nhưng chất lượng hạ tầng vẫn gặp phải nhiều chỉ trích.
- Trong mùa giải nghỉ năm 2018, sân vận động Thống Nhất đã tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất. Thực hiện việc thay đèn chiếu sáng và lắp ráp lại ghế ở các khán đài B và A4, A5.
Những nâng cấp gần đây của sân Thống Nhất
Là một trong những sân vận động lớn nhất cả nước, sân vận động Thống Nhất nhận được khá nhiều sự nâng cấp nhằm đưa sân lên chuẩn các sân bóng châu Âu.
Sân Thống Nhất lột xác trước mùa giải mới
Được duyệt chi hơn 30 tỷ đồng cho lắp đặt đèn LED, SVĐ Thống Nhất lắp ghế ngồi khán đài, phòng thay đồ chuẩn châu Âu,… xứng đáng là hồng nhan trong số những sân vận động đình đám của nước ta.
Tuy sở hữu vẻ ngoài hoành tráng, lượng khán giả trong khoảng thời gian đầu của V-League là vô cùng ít ỏi, trung bình chỉ vào khoảng nửa vạn trong mỗi trận đấu. Thậm chí, đã có lúc chỉ có hơn 2.000 cổ động viên theo dõi trận đấu giữa Sài Gòn FC tiếp đón Sanna Khánh Hòa.
Tuy nhiên, với thành tích dần cải thiện ở các mùa giải vừa qua của hai CLB là TP.HCM và Sài Gòn FC, lượng khán giả vào sân đã dần tăng lên, thậm chí là lắp đầy cả sân ở một số trận đấu như trận đấu tranh ngôi vô địch ở vòng đấu cuối cùng mùa 2020 giữa Sài Gòn FC và Viettel (0-1).
Mặt cỏ sân vận động Thống Nhất tốt nhất Việt Nam
Vào đầu mùa 2019, sân Thống Nhất đã được duyệt chi gần 8 tỷ đồng để thay đổi bề mặt sân. Với việc sử dụng loại cỏ Bermuda chất lượng hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, sân đã lọt vào top những sân có chất lượng mặt cỏ hàng đầu, bên cạnh các sân như Hàng Đẫy hay Gò Đậu. Thậm chí, theo như một số cầu thủ và HLV, mặt cỏ Thống Nhất thậm chí còn đạt đủ tiêu chuẩn mặt cỏ của các giải vô địch bóng đá ở châu Âu.
Giá vé sân vận động Thống Nhất là bao nhiêu?
Giá vé cho các trận đấu tại sân vận động Thống Nhất Thong Nhat stadium có thể thay đổi tùy thuộc vào từng sự kiện và đơn vị tổ chức. Dưới đây là một ví dụ về giá vé xem bóng đá sân Thống Nhất trong giải V-League 2020, khi sân Thống Nhất là sân nhà của Sài Gòn FC và CLB TP Hồ Chí Minh:
Giá vé cho trận đấu của Sài Gòn FC:
- Khán đài A1: 100,000 đồng/vé
- Khán đài A2 và A3: 60,000 đồng/vé
- Khán đài B, C, D: 20,000 đồng/vé
- Khán đài A4 và A5: Giá vé sẽ được xác định dựa trên số lượng cổ động viên tham gia trận đấu cụ thể.
Giá vé cho trận đấu của CLB TP. Hồ Chí Minh:
- Khán đài A1: 100,000 đồng/vé hoặc có thể mua vé mùa với giá 1 triệu đồng/mùa
- Khán đài A2 và A3: 100,000 đồng/vé hoặc có thể mua vé mùa với giá 850,000 đồng/mùa
- Khán đài B: 70,000 đồng/vé hoặc có thể mua vé mùa với giá 400,000 đồng/mùa
- Khán đài C và D: 50,000 đồng/vé hoặc có thể mua vé mùa với giá 200,000 đồng/mùa.
Hướng dẫn đặt vé tại sân vận động Thống Nhất – Cách mua vé sân Thống Nhất
Do là pháo đài của cả hai đội bóng thành phố mang tên Bác, vé vào cửa của sân luôn luôn săn đón vô cùng nồng nhiệt, đặc biệt là khi tiếp đón những đối thủ lớn như Hà Nội FC hay Hoàng Anh Gia Lai, Hải Phòng.
Ngoài ra, những trận derby thành phố Hồ Chí Minh giữa CLB TPHCM và CLB Sài Gòn luôn là món ăn tinh thần hấp dẫn dành cho người dân bởi sự kịch tính mà nó mang lại.
Quý khách có nhu cầu mua vé sân vận động Thống Nhất hãy đến tận sân để mua vé cho các trận đấu diễn ra hoặc mua vé thông qua đại lý. Ngoài ra, để việc mua vé nhanh chóng hơn, bạn có thể truy cập vebongdaonline.com để theo dõi lịch thi đấu và tậu ngay cho mình một tấm vé vào cửa sân và hít thở bầu không khí mà các cầu thủ mang lại.
Hiện tại, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các trận đấu tại sân banh Thống Nhất đều đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, trang sẽ cập nhật ngay lịch thi đấu và giá vé khi có những thông báo mới nhất.
Với sức chứa lớn, thiết kế đa dạng và cơ sở vật chất hiện đại, sân vận động Thống Nhất đã là sân nhà cho nhiều đội bóng hàng đầu và là nơi diễn ra những trận đấu lịch sử của bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, những thách thức về chất lượng cơ sở vật chất đã làm mất đi một phần hình ảnh hoàn hảo của sân. Các bước nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị chiếu sáng gần đây thể hiện cam kết của người quản lý để duy trì và phát triển sân vận động này. Tham khảo thêm các thông tin khác về sân vận động bóng đá tại chuyên mục << Sân Vận Động Bóng Đá >> ngay.