by Kiều Trang Chelsea  // 04/07/2022

Thông Tin Mới Nhất Về Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam – VFF

3 22

Bóng đá xuất hiện ở Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 và được xem là một trong những môn thể thao được du nhập vào sớm nhất.

Môn thể thao có tính cạnh tranh cao này được đón nhận và phát triển mạnh mẽ, kể cả khi đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Bên cạnh đó, bóng đá cũng là môn thể thao được công nhận là một nghề, được các tổ chức thế giới nhìn nhận từ rất sớm. Vậy nên Hội bóng đá Việt Nam (VFA) ra đời và là tiền thân của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).

I- VÀI NÉT VỀ LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM – VFF

Thời kì đầu, vào năm 1961, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là Hội Bóng Đá Việt Nam (VFA) ra đời với Chủ tịch là ông Hà Đăng Ấn (đã mất). Phó Chủ tịch của VFA là ông Trương Tấn Bửu (đã mất). Còn Uỷ viên Ban Chấp hành gồm:

  • Ông Nguyễn Huy Khôi (đã mất)
  • Phan Ngươn Đang
  • Mai Xuân Phán
  • Nguyễn Thế Hào

Trước tình hình mới vào năm 1989, Ban trù bị Đại Hội Liên đoàn Bóng đá được thành lập, với Trưởng ban là ông Dương Nghiệp Chí (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT). Ủy viên bao gồm các ông:

  • Lê Bửu (Giám đốc Sở TDTT TPHCM)
  • Hoàng Vĩnh Giang (Giám đốc Sở TDTT Hà Nội)
  • Ngô Xuân Quýnh (Đại tá kiêm Đoàn trưởng Thể Công – Quân đội)
  • Lê Thế Thọ (Phó Vụ trưởng – Tổng cục TDTT).

Vào 8/1989, Đại Hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ nhất đã họp tại Hà Nội, bao gồm 120 đại biểu thay mặt các lực lượng và tổ chức bóng đá khắp cả nước.

Dựa vào báo cáo về tình hình và nhiệm vụ trước mắt của bóng đá Việt Nam, Đại Hội ra quyết định thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Federation; viết tắt: VFF), thông qua Điều lệ Liên Đoàn và bầu Ban Chấp hành khóa I gồm 26 uỷ viên (nhiệm kỳ 4 năm).

Sau gần 25 năm thành lập và phát triển không ngừng, VFF đã giúp Bóng đá Việt Nam đứng vững và gặt hái được nhiều thành công trên đấu trường thế giới.

Đồng thời, VFF còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nói chung, cũng như bóng đá nước nhà nói riêng đến với bạn bè năm châu.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)

II- CHỦ TỊCH VFF

Chủ tịch VFF hiện nay là Ông Lê Khánh Hải (sinh ngày 27/5/1966) quê ở Quảng Trị.

  • Năm 1982 – 1988: ông Khánh Hải là học viên sĩ quan quân đội của trường kỹ thuật quân sự, sau công tác tại bộ Tư lệnh QK7 (TP.HCM).
  • Năm 1988-1990: Ông công tác tại công ty Vận tải Biển Việt Nam.
  • Năm 1990-1995: Phó Trưởng phòng XNK, công ty XNK và Phát triển Văn hóa, doanh nghiệp loại I thuộc bộ Văn hóa Thông tin (VHTT).
  • Năm 1995-2001: Phó Giám đốc, Bí thư Chi bộ công ty XNK và Phát triển Văn hóa, doanh nghiệp loại I thuộc bộ VHTT.
  • Năm 2001-2004: Giám đốc, Bí thư Chi bộ công ty XNK và Phát triển Văn hóa.
  • Năm 2005-2007: Giám đốc, Bí thư Đảng bộ trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam – Đơn vị sự nghiệp thuộc bộ VHTTDL.
  • Năm 2008 – Tháng 6/2010: Vụ trưởng, Bí thư Chi bộ vụ Thi đua khen thưởng bộ VHTTDL.
  • Từ 6/2010 đến 2018, ông Hải là Thứ trưởng, Phó Bí thư ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy bộ VHTTDL. Ông phụ trách nhiều mảng, trong đó có mảng thể dục thể thao và đảm nhận trực tiếp Tổng cục TDTT.

Ông Lê Khánh Hải

III- CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA TRỰC THUỘC VFF

Đội tuyển nam bao gồm:

  • Đội tuyển quốc gia nam.
  • Đội tuyển U22/U23/Olympic quốc gia.
  • Đội tuyển U18/U19 /U20 quốc gia.
  • Đội tuyển U15/U16/U17 quốc gia.
  • Đội tuyển U11/U13 quốc gia.

Đội tuyển nữ bao gồm:

  • Đội tuyển nữ quốc gia.
  • Đội tuyển U19 nữ quốc gia.
  • Các đội dự tuyển trẻ.
  • Đội tuyển U16 nữ quốc gia.
  • Đội tuyển U14 nữ quốc gia.

Đội tuyển Futsal bao gồm:

  • Đội tuyển Futsal nam quốc gia.
  • Đội tuyển U20 Futsal quốc gia.
  • Đội tuyển Futsal nữ quốc gia.
  • Cuối cùng là Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia.

đội tuyển nữ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)

IV- CÁC GIẢI ĐẤU

Những đội tuyển thuộc VFF đã cống hiến sức mình trên nhiều giải đấu quốc tế, điển hình như các giải lớn bên dưới

GIẢI ĐẤU ĐT NAM THAM DỰ ĐT NỮ THAM DỰ ĐT FUTSAL THAM DỰ ĐT BÓNG ĐÁ BÃI BIỂN THAM DỰ
FIFA/Châu Á – FIFA World Cup

 

– Giải Vô địch Châu Á ( AFC Asian Cup)

 

– ACL & AFC Cup

 

– Giải Vô địch U23 Châu Á

 

– Giải Vô địch U19 Châu Á

 

– Giải Vô địch U16 Châu Á

– FIFA World Cup nữ

 

– Giải Vô địch nữ Châu Á

 

– Giải Vô địch U14 Nữ Châu Á

 

– Giải Vô địch U19 nữ Châu Á

 

– Giải Vô địch U16 châu Á

– FIFA Futsal World Cup

 

– Giải Vô địch Futsal Châu Á

 

– Giải Futsal CLB Châu Á

 

– Giải Vô địch Futsal nữ Châu Á

 

– Giải vô địch U20 Futsal Châu Á

– Giải Bóng đá bãi biển Thế giới

 

– Giải Bóng đá bãi biển Châu Á

 

– Đại hội thể thao bãi biển Châu Á (ABG)

Đông Nam Á – Vô địch Đông Nam Á

 

– Giải Vô địch U18/U19 Đông Nam Á

 

– U22 Đông Nam Á

 

– Giải Vô địch U15/U16 Đông Nam Á

– Vô địch nữ Đông Nam Á

 

– Giải Vô địch U16 nữ Đông Nam Á

 

– Giải vô địch U19 Đông Nam Á

– Giải Vô địch Futsal Đông Nam Á

 

– Giải Futsal CLB Đông Nam Á

 

– Giải Vô địch Futsal nữ Đông Nam Á

– Giải Bóng đá bãi biển Đông Nam Á

Ngoài ra, đội tuyển VFF còn tham gia các giải đấu khác như sau.

  • Thế vận hội (Olympic games): Bóng đá nam, Bóng đá nữ.
  • Á Vận hội (Asian Games): Bóng đá nam, Bóng đá nữ.
  • Sea Games: Bóng đá nam, bóng đá nữ.
  • Giải giao hữu quốc tế: U21 quốc tế, U19 quốc tế, U15 quốc tế, U15 Việt Nam – Nhật Bản, U13 Việt Nam – Nhật Bản, BTV Cup và các giải khác…

Hi vọng qua bài viết của Vé Bóng Đá Online, các bạn đã nắm được thông tin về Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).

Để hoàn thành được nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trên con đường phía trước, VFF cần nâng cao chất lượng quản lý liên tục, tích cực bồi dưỡng các cầu thủ phát triển theo đúng hướng.

Hãy cùng chờ đón xem con đò bóng đá Việt Nam dưới sự lèo lái của VFF sẽ gặt hái thêm nhiều chiến tích như thế nào ở tương lai.

đội tuyển nam Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)

Tag:
Mọi người đều đọc