by Kiều Trang Chelsea  // 18/09/2021

V-League cùng hành trình chuyên nghiệp hóa

V-League 2021

V-League hiện đang là giải đấu thu hút được nhiều sự quan tâm của các cổ động viên bóng đá Việt Nam bởi chất lượng cầu thủ ngày càng được nâng cao trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, ít ra biết rằng tuổi đời của V-League là tương đối non trẻ và chỉ mới lên cơ chế chuyên nghiệp không lâu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của giải bóng đá vô địch quốc gia V-League nhé.

V-League 2021
V-League 2021 bị hủy vì ảnh hưởng dịch COVID-19

Lịch sử hình thành của V-League

V-League hay giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam là giải đấu cấp cao nhất trên hệ thống thi đấu bóng đá Việt Nam. V-League chỉ mới được thành lập từ năm 1980 do VFF – Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đứng ra tổ chức.

Trong suốt 41 năm lịch sử của mình, V-League có thể được tạm chia thành hai giai đoạn chính.

Giai đoạn sơ khai 1980 – 2000

Ở giai đoạn sơ khai này, V-League không có bất cứ một thể thức thi đấu bền vững nào, mỗi thể thức được đề ra và đưa vào áp dụng không quá hai năm.

Cho đến tận những năm 1996, ban tổ chức giải mới thống nhất hình thức thi đấu hai lượt trận sân nhà – sân khách được áp dụng và đến nay vẫn còn được áp dụng.

Ngoài ra, số đội bóng thi đấu cũng là một điểm cho thấy sự bấp bênh của giải trong những mùa bóng đầu tiên.

Bằng chứng là năm 1988, giải đấu không được tổ chức nhằm mục đích cơ cấu lại số đội thi đấu chính thức trước khi đi vào thống nhất chia 32 đội thành hai cấp thi đấu lần lượt 18 và 14 đội vào năm 1989.

Sau đó, giải đội tên thành Giải đội mạnh quốc gia vào năm 1990 và mang tên Giải hạng Nhất quốc gia từ năm 1996.

Giải A1 toàn quốc
Tiền thân của V-League

Giai đoạn chuyên nghiêp 2001 – nay

Kể từ mùa giải 2000-2001, V-League chính thức đi theo mô hình chuyên nghiệp khi chính thức mang tên V-League với sự tham gia của những cầu thủ nước ngoài.

Mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên đã chứng kiến đội bóng Sông Lam Nghệ An ca khúc khải hoàn trên sân vận động Vinh khi lên ngôi vô địch đầy xuất sắc.

SLNA V-League 2001
SLNA vô địch mùa giải V-League 2001

Về số đội thi đấu, giải cũng gặp khó khăn khi không thể ổn định về số đội ở một số mùa giải. Hai mùa giải đầu tiên chỉ có mười đội thi đấu tại V-League trước khi được tăng lên 12 ở mùa giải V-League 2003.

Đến năm 2005, V-League được định hướng tổ chức với 14 đội thi đấu nhưng vẫn gặp một số nhiễu loạn ở vài mùa giải.

Cụ thể, mùa giải 2005 và 2014 chỉ có 13 đội thi đấu vì CLB Ngân hàng Đông Á và Kiên Giang không đủ điều kiện. Mùa giải 2013 chỉ gồm 12 đội vì nhiều CLB bị giải thể hoặc không đủ tư cách tham gia.

Đáng chú ý, đến năm 2012, bản quyền cũng như quyền điều hành giải được chuyển sang cho VPF – Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam nhằm giảm áp lực cho VFF. Điều tương tự với Premier League của Anh khi tách khỏi Football League vào năm 1992.

VPF
Năm 2012, V-League chịu sự quản lý của VPF

Cách thức tính điểm và xếp hạng

Cách thức tính điểm

  • Từ 1996 trở về trước: hệ thống điểm là 2-1-0.
  • Từ 1997 trở đi: hệ thống điểm là 3-1-0.
  • Riêng 2 mùa 1994 và 1995, nếu hai đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để quyết định đội thắng.

Cách thức xếp hạng

Xếp theo thứ tự sau:

  • Điểm số các đội (thứ tự từ cao đến thấp).

Nếu có hai hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự sau:

  • Hiệu số bàn thắng – thua
  • Tổng số bàn thắng
  • Kết quả đối đầu trực tiếp
V-League 2016
Hà Nội vượt qua Hải Phòng ở hiệu số tại V-League 2016

Tuy nhiên, ở một số mùa giải, hiệu số của bảng xếp hạng sẽ được xếp trước thành tích đối đầu.

Các câu lạc bộ tham gia

Mùa giải Đội vô địch Đội hạng nhì Đội hạng ba
Giải bóng đá A1 toàn quốc
1980 Đường Sắt Công an Hà Nội Hải Quan
1981-1982 CLB Quân Đội Quân khu Thủ đô Công an Hà Nội
1982-1983 CLB Quân Đội Hải Quan Cảng Hải Phòng
1984 Công an Hà Nội CLB Quân Đội Sở Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh
1985 Công nghiệp Hà Nam Ninh Sở Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh Cảng Sài Gòn
1986 Cảng Sài Gòn CLB Quân Đội Hải Quan
1987 CLB Quân Đội Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1989 Đồng Tháp CLB Quân Đội Công an Hà Nội
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc
1990 Thể Công Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1991 Hải Quan Quảng Nam-Đà Nẵng Cảng Sài Gòn và
Công an Hải Phòng
1992 Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng CLB Quân Đội và
Sông Lam Nghệ An
1993-1994 Cảng Sài Gòn Công an TP.Hồ Chí Minh CLB Quân Đội và
Long An
1995 Công an TP.Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế Cảng Sài Gòn
1996 Đồng Tháp Công an TP.Hồ Chí Minh Sông Lam Nghệ An
Giải Hạng nhất quốc gia
1997 Cảng Sài Gòn Sông Lam Nghệ An Lâm Đồng
1998 Thể Công Sông Lam Nghệ An Công an TP. Hồ Chí Minh
Giải tập huấn
1999
Sông Lam Nghệ An Công an Hà Nội Công an TP. Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng
1999-2000 Sông Lam Nghệ An Công an TP. Hồ Chí Minh Công an Hà Nội
Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp
2000-2001 Sông Lam Nghệ An Nam Định Thể Công
2001-2002 Cảng Sài Gòn Sông Lam Nghệ An Ngân hàng Đông Á
2003 Hoàng Anh Gia Lai Gạch Đồng Tâm Long An Nam Định
2004 Hoàng Anh Gia Lai Nam Định Gạch Đồng Tâm Long An
2005 Gạch Đồng Tâm Long An Đà Nẵng Bình Dương
2006 Gạch Đồng Tâm Long An Bình Dương Pisico Bình Định
2007 Becamex Bình Dương Đồng Tâm Long An Hoàng Anh Gia Lai
2008 Becamex Bình Dương Đồng Tâm Long An Xi măng Hải Phòng
2009 SHB Đà Nẵng Becamex Bình Dương Sông Lam Nghệ An
2010 Hà Nội T&T Xi măng Hải Phòng Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
2011 Sông Lam Nghệ An Hà Nội T&T SHB Đà Nẵng
2012 SHB Đà Nẵng Hà Nội T&T Sài Gòn Xuân Thành
2013 Hà Nội T&T SHB Đà Nẵng Hoàng Anh Gia Lai
2014 Becamex Bình Dương Hà Nội T&T Thanh Hóa

Một số mùa giải V-League đáng chú ý

Trong 10 năm gần đây, cuộc đua vô địch V-League diễn ra vô cùng hấp dẫn. Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là bốn mùa bóng sau đây với kịch bản khiến những người khó tính nhất cũng phải hài lòng.

SHB Đà Nẵng lên ngôi kịch tính (V-League 2012)

Cao trào của mùa giải diễn ra ở mùa giải 2012 vào vòng đấu cuối cùng khi Hà Nội T&T (đầu bảng), SHB Đà Nãng (nhì bảng) và Sài Gòn Xuân Thành (thứ ba) cạnh tranh quyết liệt cho ngôi vô địch.

Vòng đấu cuối hai đầu cầu Hà Nội và TPHCM dậy sóng khi Hà Nội T&T sẽ hành quân đến sân của Sài Gòn Xuân Thành cho trận tử chiến vì ngôi vô địch.

Trong khi đó, Đà Nẵng dù chỉ phải gặp Ninh Bình nhưng gặp bất lợi vì nếu chỉ có một trận hòa tại sân Thông Nhất thì SHB Đà Nẵng mới có cơ hội lên ngôi nếu thắng Ninh Bình.

Đà Nẵng đã làm xuất sắc nhiệm vụ của mình khi hạ đội chủ nhà Ninh Bình với tỷ số 3-1 và phải chờ đội trận tử chiến tại sân Sài Gòn Xuân Thành.

Hồi còi mãn cuộc của trọng tài Trần Trung Hiếu đánh dấu kết quả hòa 0-0, kết quả vừa đủ để SHB Đà Nẵng nâng cao ngôi vô địch trong sự hốt hoảng của người hâm mộ.

V-League 2012
SHB Đà Nẵng lên ngôi V-League 2012 đầy kịch tính

Cuộc đua song mã giữa Hà Nội và Hải Phòng (V-League 2016)

Vòng đấu 20 của mùa giải đó chứng kiến Hải Phòng trên sân Lạch Tray đã lội ngược dòng hạ Hà Nội với tỷ số 2-1. Với kết quả này, Hải Phòng đã bỏ xa đội bóng thủ đô với khoảng cách 5 điểm khi chỉ còn 6 vòng đấu.

Những tưởng Hải Phòng sẽ có thể giương cao chiếc cúp vô địch vào cuối mùa giải nhưng những thất bại liên tiếp đã khiến Hải Phòng đánh rơi 8 điểm và đành nhìn Hà Nội lên ngôi với cách biệt chỉ là… hai bàn hiệu số trên bảng xếp hạng.

V-League 2016
Hà Nội vượt qua Hải Phòng về mặt hiệu số tại V-League 2016

Hiện tượng Quảng Nam và cú sốc (V-League 2017)

Quảng Nam đã trở thành hiện tượng gây sốt khi duy trì cuộc đua với ĐKVĐ Hà Nội tới tận vòng đấu cuối cùng. Vòng 26, trên sân Tam Kỳ, Quảng Nam tiếp TPHCM với nhiệm vụ thắng lợi và hy vọng Hà Nội sẽ sảy chân trong trận đấu với Than Quảng Ninh.

Chỉ sau 30 phút, đội bóng Thủ đô đã dẫn trước 2-0 khiến tất cả mọi người đều nghĩ Quảng Nam đã mất cơ hội vô địch. Tuy nhiên, tại sân Cẩm Phả, Than Quảng Ninh chơi bùng nổ và cầm hòa đội bóng vô địch mùa trước với tỷ số kinh hoàng 4-4.

Không để mất lợi thế mà đội bóng đất Mỏ ban tặng, Quảng Nam hạ đẹp TPHCM 3-1 và có lần đầu tiên giành ngôi vương V-League trong mùa giải điên rồ bậc nhất lịch sử V-League.

V-League 2017
Quảng Nam lần đầu vô địch vào mùa giải V-League 2017

Hậu thế của Thể Công lên ngôi (V-League 2020)

Lên hạng vào năm 2018, Viettel đã thu hút được kha khá sự chú ý khi là đội bóng đại diện cho tiền bối Thể Công thi đấu sau gần 20 năm vắng bóng tại V-League.

Cũng chính Viettel đã tạo ra cuộc đua vô địch hấp dẫn cực kỳ với Hà Nội FC và Sài Gòn vào mùa giải trọn vẹn gần nhất năm 2020.

Vòng đấu cuối cùng chứng kiến đội đầu bảng Viettel hành quân đến sân đội thứ ba Sài Gòn, trong khi Hà Nội sẽ đến Cẩm Phả – nơi đã tước mất ngôi vô địch năm 2017 của họ để gặp cố nhân Than Quảng Ninh.

Bằng chiến thuật chặt chẽ, Viettel đã giành thắng lợi tối thiểu 1-0 tại Sài Gòn và khiến trận hủy diệt Than Quảng Ninh 4-0 của Hà Nội FC trở nên vô nghĩa.

V-League 2020
Viettel lên ngôi vô địch V-League 2020

Một số vấn đề gây tranh cãi tại V-League

Vấn đề về trọng tài

Một số mùa giải gần đây đã bùng lên tranh luận về chất lượng trọng tài tại V-League khi không ít những trọng tài đã mắc phải nhiều sai sót khi tham gia điều hành trận đấu.

Giải pháp đã được đưa ra là ở một số trận đấu có tính chất quyết định thì V-League sẽ thuê trọng tài ngoại để đảm bảo chuyên môn và tính công bằng.

Bạo lực sân cỏ

Vấn đề bạo lực sân cỏ từ lâu đã là một điểm gây đau đầu cho những nhà tổ chức thi đấu khi không ít những tình huống mang tính triệt hạ đối thủ có thể dẫn đến giã từ sân cỏ đã diễn ra.

Bất chấp những án phạt nặng và thuộc loại nghiêm khắc nhất thế giới nhưng những tình huống bạo lực sân cỏ vẫn là một vấn đề nan giải cho ban điều hành giải đấu.

Bạo lực sân cỏ V-League
Bạo lực sân cỏ luôn là vấn nạn đau đầu của V-League

Cầu thủ thiếu chuyên nghiệp

Không ít lần chúng ta chứng kiến những trò hề trên sân cỏ vì cầu thủ tỏ ra là một người thiếu chuyên nghiệp.

Cụ thể hơn, các cầu thủ Long An đã từ chối thi đấu và đặc biệt là thủ môn Minh Nhựt đã tạo nên một vở kịch đáng khinh khi không thèm canh giữ khung thành vì phản đối quyết định của trọng tài trong trận thua TPHCM 5-2 trên sân Thống Nhất.

Cầu thủ thiếu chuyên nghiệp V-League
Thủ môn Minh Nhựt trong một trận đấu thuộc V-League

Một bố nhiều con

Đây là tình trạng của một ông chủ sở hữu quá nhiều đội bóng tại giải đấu và có nguy cơ dàn xếp các trận đấu để đội bóng chung nhà lên ngôi hoặc thoát án xuống hạng.

Đó là trường hợp của ông bầu Đỗ Quang Hiển khi có thời điểm từng nắm 6/14 đội bóng tham gia V-League. Một trong những trường hợp bị nghi ngờ nhiều nhất là Hà Nội T&T vào mùa giải 2012.

Như đã trình bày bên trên, khi Đà Nẵng, Hà Nội và Sài Gòn cạnh tranh quyết liệt cho ngôi vô địch thì Hà Nội phải hành quân đến sân Sài Gòn Xuân Thành trong vòng đấu cuối.

Tuy nhiên, thế trận diễn ra lại là thế trận mà Sài Gòn Xuân Thành tấn công mạnh mẽ dù Hà Nội là đội bóng chỉ cần một chiến thắng để lên ngôi.

Nghi án được suy luận là Hà Nội T&T cố gắng cầm hòa đội chủ sân Thống Nhất khi đội bóng cùng nhà bầu Hiển là SHB giành chiến thắng. Tuy nhiên, bí ẩn của câu chuyện này vẫn chưa có lời giải đáp.

Bầu Hiển
Ông bố Bầu Hiển và đàn con tại V-League

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về giải V-League mà Vé Bóng Đá Online tổng hợp.

Tìm hiểu thêm các giải đấu khác mà đội tuyển và các CLB Việt Nam tham gia, truy cập ngay vào chuyên mục Giải Bóng Đá của Vé Bóng đá Online ngay nhé!

Mọi người đều đọc
Cùng chủ đề