1. Home
  2. »
  3. Giải Bóng Đá
  4. »
  5. Thương hiệu tài trợ World Cup chia “miếng bánh ngọt” ra sao?

Thương hiệu tài trợ World Cup chia “miếng bánh ngọt” ra sao?

thương hiệu tài trợ World Cup

Thương hiệu tài trợ World Cup nhận được những lợi ích gì từ giải đấu này? Lợi nhuận thu về từ đâu?

Các thương hiệu lớn chia “miếng bánh ngọt” World Cup ra sao?

Thương hiệu nào đang là nhà tài trợ chính thức tại World Cup?

Đây là những vấn đề không phải ai cũng biết mà Vé Bóng Đá Online sẽ làm rõ chi tiết cho bạn đọc.

thương hiệu tài trợ World Cup
Nhiều thương hiệu lựa chọn tài trợ cho World Cup để PR tên tuổi

Lợi ích khi các thương hiệu tài trợ World Cup

World Cup không chỉ là “cuộc chiến” giữa các đội bóng mạnh nhất trên thế giới mà còn là “cuộc chiến” của hàng loạt thương hiệu đình đám toàn cầu.

Việc trở thành nhà tài trợ cho World Cup sẽ mang đến cho thương hiệu nhiều lợi ích tuyệt vời.

Những lợi ích đó có thể kể đến như:

  • Định vị thương hiệu

World Cup là một trong số những giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, thu hút lượng lớn người theo dõi.

Chính vì thế nên định vị thương hiệu hẳn là lợi ích đầu tiên các nhà tài trợ nhắm đến.

Bởi vì một khi nằm trong hàng ngũ tài trợ cho World Cup thì nhà tài trợ sẽ trở nên quen thuộc hơn trong mắt công chúng.

Ít nhất là cũng trong mắt fan hâm mộ bóng đá.

Đây quả là một hình thức PR thương hiệu cực kỳ hiệu quả.

Bởi vì World Cup là giải đấu tầm cỡ thế giới, quy tụ những đơn vị tổ chức, đội tuyển quốc gia uy tín hàng đầu.

Việc tài trợ thương hiệu cho một giải đấu như vậy sẽ giúp đơn vị tạo được tiếng vang tốt, được nhìn nhận với cái nhìn tích cực.

Khán giả nhìn vào cũng hình dung các thương hiệu này gắn liền với việc phụng sự cộng đồng, đầu tư phát triển nền bóng đá.

Nhất là với những thương hiệu cung cấp đồ thể thao thì đây quả thực là “miếng mồi” béo bở.

Đó là lý do Adidas là thương hiệu đầu tư mạnh nhất cho World Cup qua từng năm.

  • Sử dụng thương hiệu FIFA trong hoạt động truyền thông

Ngoài định vị thương hiệu, nhà tài trợ còn nhận được một lợi ích cực kỳ hấp dẫn.

Đó chính là được quyền sử dụng thương hiệu FIFA trong các hoạt động trước và trong khi giải đấu.

Đây là việc rất tuyệt vời cho chiến lược truyền thông của các thương hiệu hiện nay.

Bởi vì FIFA dường như đã là một bảo chứng cho sự uy tín chất lượng và đáng tin cậy trên thế giới.

Có thêm “cái tên FIFA” trong thông tin quảng cáo như:

“Thương hiệu tài trợ cho FIFA trong World Cup 2022” sẽ giúp thương hiệu tạo sự chú ý mạnh mẽ hơn đối với khách hàng tiềm năng.

  • Cơ hội Marketing độc quyền, vé và khuyến mãi

FIFA sẽ tạo ra một số cơ hội giúp quảng bá thương hiệu tài trợ một cách rầm rộ hơn.

Cụ thể là marketing độc quyền, vé và khuyến mãi.

Logo của thương hiệu tài trợ World Cup sẽ được in ở: Các áp phích, vé, ấn phẩm truyền thông của giải đấu World Cup.

Không những thế, sẽ có một số chương trình khuyến mãi gắn liền với thương hiệu tài trợ.

Ví dụ như khách hàng thân thiết của các thương hiệu tài trợ (mua trên bao nhiêu sản phẩm) thì sẽ được ưu tiên mua vé xem World Cup (hoặc khuyến mãi một phần).

thương hiệu tài trợ world cup
World Cup có thể giúp cho các thương hiệu kiếm được lợi nhuận khổng lồ
  • Độc quyền trong danh mục sản phẩm

Ngoài những lợi ích nói đến ở trên thì còn có một lợi ích mà phải để ý kỹ bạn mới có thể nhận thấy.

Đó là trong suốt kỳ World Cup diễn ra thì chỉ có các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm của nhà tài trợ mới được xuất hiện.

Ví dụ như vì Coca cola là thương hiệu tài trợ World Cup.

Chính vì thế nên nước ngọt có ga Coca cola sẽ xuất hiện ở khắp nơi trong giải đấu như: Trên bàn khách mời, trong phòng chờ, khu vực phỏng vấn cầu thủ,…

Những sản phẩm đối thủ khác của Coca cola sẽ không được xuất hiện (nếu có thì phải tháo nhãn mác).

Hay Adidas là nhà tài trợ chính của World Cup nên việc thiết kế trang phục thi đấu của cầu thủ, thiết kế quả bóng đá,… và cung cấp chúng đều thuộc về Adidas.

Nhờ thế, Adidas cũng bán được hàng loạt hàng hóa “ăn theo” cho fan hâm mộ bóng đá.

Các thương hiệu khác về trang phục thể thao không thể xen vào thị phần này.

  • Xuất hiện trên vào các công cụ tài trợ

Trên sân thi đấu tổ chức, bao giờ cũng sẽ có các bảng quảng cáo LED chiếu tên các thương hiệu tài trợ cho World Cup.

Fan hâm mộ bóng đá xem trực tiếp lẫn khán giả trên toàn thế giới theo dõi qua màn hình nhỏ đều có thể nhìn thấy.

Tham khảo thêm: Cúp Vàng World Cup và những thông tin thú vị

Các thương hiệu tài trợ World Cup từ trước đến nay

Chiến dịch quảng cáo trong mùa World Cup luôn sôi động.

Hiện nay, các thương hiệu tài trợ chính cho World Cup có thể kể đến những cái tên như:

Adidas, Nike, Coca-Cola, Kia/Hyundai, Emirates, Sony và VISA.

Tất nhiên, những thương hiệu này đều phải có nguồn lực mạnh mẽ, tài chính mạnh.

Bởi vì mỗi lần ký kết tài trợ cho World Cup thì thương hiệu phải thỏa thuận với FIFA bốn năm.

Tổng số chi phí phải chi ra mỗi năm tổng cộng khoảng 177 triệu đô la Mỹ.

Đây là một khoản ngân sách lớn không phải thương hiệu nào cũng đáp ứng được.

Chính vì thế nên cuộc chiến tài trợ World Cup chỉ dành cho những “ông lớn” thứ thiệt.

Trong đó Nike và Adidas có thể nói là hai bá chủ của cuộc chiến thương hiệu này.

thương hiệu tài trợ World Cup
Các thương hiệu về thể thao chiếm ưu thế trong cuộc đua thương hiệu World Cup

Cách các thương hiệu tài trợ chia “miếng bánh ngọt” World Cup

NikeAdidas là 2 thương hiệu thể thao “chiếm hời” nhiều nhất từ việc tài trợ cho World Cup.

Chỉ riêng 2 thương hiệu này đã chiếm đến ⅔ thị phần tài trợ áo đấu cho World Cup.

Nếu năm 2018, thị phần chủ yếu nghiêng về Adidas thì năm 2022 Nike lại nhỉnh hơn một chút với số lượng đội bóng mà thương hiệu này tài trợ cho nhiều hơn.

Song Adidas vẫn ở một “đẳng cấp” khác hẳn với phong độ bền vững bấy lâu nay trong cuộc chiến thương hiệu.

Còn lại, các thương hiệu khác như Marathon, hummel, Puma, New Balance chia nhau phần thị phần còn lại.

Còn nhiều thương hiệu khác như Coca-Cola, Kia/Hyundai, Emirates, Sony và VISA thường là tài trợ độc quyền với lĩnh vực khác các nhãn hàng thể thao.

Chính vì thế nên các thương hiệu này không nằm trong cuộc chiến khốc liệt nói đến ở trên.

Adidas về nhất trong cuộc chiến thương hiệu tài trợ World Cup

Adidas có truyền thống tài trợ cho các giải đấu World Cup từ lâu đời.

Nhờ giải đấu này, Adidas đã kiếm “hời” một cách đáng kể từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể kể đến như:

  • Đơn vị thiết kế áo đấu độc quyền dành riêng một số đội tuyển quốc gia. Ví dụ trong World Cup 2022, Adidas tài trợ áo đấu cho Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Argentina,…
  • Đơn vị thiết kế quả bóng đá thi đấu từ năm 1970 cho đến nay.
  • Adidas bán hàng loạt các hàng hoá “ăn theo” World Cup như: Trái bóng “sao y” bản chính, quần áo “sao y” bản chính,… Những món hàng này được nhiều fan hâm mộ bóng đá ưa chuộng.
  • Được các đội tuyển, cầu thủ bóng đá quảng cáo giày. Ví dụ như năm 2010, danh thủ bóng đá nổi tiếng Lionel Messi đã quảng cáo cho giày thi đấu của Adidas.

Trong năm 2010, Adidas đã thu về doanh thu hơn 1,3 tỷ euro nhờ việc trở thành thương hiệu tài trợ World Cup.

Trong thời gian tới, Adidas cũng được kỳ vọng sẽ “ăn nên làm ra” hơn nữa từ giải đấu này.

Câu hỏi liên quan về thương hiệu tài trợ World Cup

Nguyên tắc của FIFA đối với các thương hiệu không phải nhà tài trợ World Cup?

FIFA khá nghiêm khắc trong vấn đề các thương hiệu quảng cáo “ăn theo” World Cup.

Ngoài những thương hiệu có tài trợ cho World Cup thì những quảng cáo từ các thương hiệu không liên quan về sản phẩm khác sẽ bị khai trừ ngay lập tức.

FIFA luôn nỗ lực trong việc triệt tiêu “liên kết thương mại trái phép”.

Chính vì thế, cơ hội để các thương hiệu không liên quan PR nhờ World Cup có thể kể đến như:

  • Tạo những sân chơi liên quan giải đấu này
  • Marketing phục kích
  • Tạo nên các content liên quan
thương hiệu tài trợ World Cup
Vấn đề liên kết thương mại trái phép sẽ được kiểm soát chặt chẽ

Liệu tài trợ thương hiệu cho World Cup có thực sự mang về nguồn lợi lớn?

Rất khó để người ngoài cuộc có thể xác minh được liệu World Cup có thực sự mang về nguồn lợi lớn hay không.

Bởi vì không đời nào các thương hiệu tài trợ World Cup công bố doanh thu của họ từ World Cup cả.

Kể cả lời hay lỗ thì thông tin này cũng sẽ được giữ kín.

Tham khảo thêm: Cậu bé vàng Diego Maradona và “bàn tay của chúa”

Kết luận

Như vậy, có thể thấy World Cup là “miếng mồi ngon béo bở” mà nhiều thương hiệu muốn giành lấy.

Song lợi nhuận mang về có thực sự nhiều hay không thì còn phụ thuộc vào cách tận dụng nguồn lực này của doanh nghiệp.

Dù cho có nhiều tranh cãi nhưng càng ngày càng nhiều thương hiệu tài trợ World Cup đổ xô đầu tư vào giải đấu.

Điều này đủ để thấy tiềm lực của World Cup là rất lớn.

Tham khảo thêm thông tin về World Cup tại vebongdaonline.vn nhé!

Bài viết hữu ích?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới
Xem nhiều
Cùng chuyên mục
On Key
Bài viết liên quan