Top 5 Tuần Này

Cùng chuyên mục

SEA Games cùng bước tiến lịch sử của Việt Nam

Cứ mỗi hai năm một lần, cả Đông Nam Á lại náo nức mong đợi sự kiện thể thao quy tụ đầy đủ 11 nước trong khu vực cùng nhau tranh tài vì mục tiêu phát triển toàn diện cùng nhau.

Trong thời gian sắp tới, SEA Games sẽ trở lại Việt Nam sau 18 năm, vì vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu về kỳ đại hội này trong bài viết hôm nay nhé.

SEA Games 31
SEA Games 31 sắp tới sẽ dược tổ chức tại Việt Nam (2022)

Lịch sử ra đời của SEA Games

Với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, nâng cao hiểu biết và gắn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á, năm 1959, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (ban đầu là SEAP Games, về sau chuyển thành SEA Games) được diễn ra lần đầu tại Bangkok (Thái Lan).

Ban đầu, SEAP Games sự hiện diện của hơn 500 vận động viên đến từ 6 quốc gia bao gồm: Miến Điện, Malaysia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam Cộng Hòa cùng nhau tranh tài tại 12 bộ môn thi đấu.

SEA Games sau đó được chính thức quyết định sẽ tổ chức theo mô hình 2 năm 1 kỳ Đại hội và được duy trì đến tận thời gian hiện nay. Ở những kỳ SEA Games sau, số lượng vận động viên cũng như số môn được đăng ký tham gia thi đấu đã dần tăng lên theo từng năm, tạo ra sự bền vững cho SEA Games.

Trải qua nhiều lần tổ chức xuyên suốt 60 năm hình thành và phát triển, SEA Games đã tổ chức đến Kỳ Đại hội thứ 30 với nhiều thành viên được kết nạp tham gia thi đấu.

Tính đến nay, 100% các nước trong khu vực Đông Nam Á đều cử Đoàn thể thao của mình đi tranh tài ở ít nhất một môn thi đấu kể từ Kỳ Đại hội thứ 22 (năm 2003).

ASEAN SEA Games
SEA Games 2003 là lần đầu tiên đầy đủ 11 nước Đông Nam Á tham dự

Phân bổ các môn thể thao tại SEA Games

Vì sao số lượng môn thể thao SEA Games là không cố định?

Theo Hiến chương và Quy tắc của SEA Games, các đội chủ nhà sẽ được toàn quyền quyết định số môn thể thao sẽ có trong Kỳ Đại hội đó nhưng phải đảm bảo tối thiểu 22 môn thi đấu. Trong đó, các môn sẽ được phân bổ như sau.

  • Nhóm 1: Hai môn thể thao bắt buộc: Điền kinh và Thể thao dưới nước.
  • Nhóm 2: Các môn nằm trong quy định thi đấu của Olympic và Asiad: Bóng chày, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, cờ vua, thể dục dụng cụ, bắn súng, v.v. Nước chủ nhà có quyền chọn tối thiểu 14 môn trong số các môn trong quy định và không giới hạn số môn tối đa.
  • Nhóm 3: Các môn mới hiện nay: E-Sport hoặc các môn thể thao truyền thống của quốc gia chủ nhà: đẩy gậy, bi sắt, v.v. (chỉ được chọn tối đa 8 môn)

Do đó, số lượng mỗi môn ở mỗi kỳ Đại hội là không giống nhau và sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia chủ nhà.

Điền kinh SEA Games
Điền kinh là một trong những môn thể thao bắt buộc của SEA Games

Căn bệnh thành tích của Thể thao Đông Nam Á

Trái với mục tiêu xây dựng sự đoàn kết của khối ASEAN, SEA Games lại được xem là cơ hội để nước chủ nhà thể hiện bản thân, nhất là khi họ thường không có thành tích đủ tốt ở kỳ Đại hội trước.

  • Năm 2013, chủ nhà Myanmar tuyên bố bỏ bộ môn thể dục dụng cụ (bộ môn mà 90% các kỳ Đại hội trước đều có) vì Myanmar không có thế mạnh trong bộ môn trên và thay thế bằng môn thể thao khác có cơ hội tranh huy chương.
  • Năm 2019, Philippines lách luật để thêm vào nội dung thi đấu hàng loạt bộ môn mới và truyền thống để có thêm huy chương. Ví dụ, bộ môn bóng nước nữ chỉ có 3 đội tham gia, chủ nhà Philippines dù thua cả hai trận và nhận hơn 80 bàn thua nhưng vẫn ẵm huy chương đồng vì là đội tốt thứ ba của bộ môn có… ba đội tham gia,

Tuy vậy, Thái Lan, Việt Nam cùng với Singapore đã dần thoát khỏi mác chủ nhà khi thường xuyên dành 3 trong 4 vị trí đầu tiên của bảng tổng sắp huy chương, bên cạnh đội chủ nhà.

Bảng tổng sắp huy chương 2019
Philippines giành nhiều huy chương nhất SEA Games 2019 dù những kỳ trước kết thúc ngoài top 5

Môn bóng đá tại SEA Games

Dù không nằm trong 2 bộ môn bắt buộc của SEA Games nhưng kể từ khi bắt đầu tổ chức lần đầu vào năm 1959, bóng đá luôn là môn thể thao hiện diện trong nội dung thi đấu. Từ đầu đến năm 2001, đội hình tham gia môn bóng nam là đội tuyển quốc gia của chính nước đó.

Đến năm 2001, độ tuổi giới hạn của môn bóng đá nam được giảm xuống còn 23 để phù hợp với vòng loại U23 châu Á cũng như Olympic diễn ra sau đó một năm. Đến năm 2017, độ tuổi lại giảm xuống còn 22, tạo điều kiện để cho lứa cầu thủ trẻ được ra mắt.

SEA Games bóng đá
U22 Việt Nam lần đầu giành HCV SEA Games vào năm 2019

Vào mùa giải đầu tiên, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đã giành được huy chương vàng với chiến thắng 3-1 trước đội tuyển Thái Lan. Ở những mùa giải sau đó, Thái Lan thể hiện sức mạnh của mình bằng việc giành được 16 huy chương vàng trong tổng số 30 kỳ Đại hội.

Năm 2019, Việt Nam lần đầu sau khi thống nhất giành được huy chương vàng SEA Games bằng chiến thắng 3-0 trước U22 Indonesia.

Còn ở môn bóng đá nữ, Việt Nam trở thành bà hoàng của giải đấu khi giành được 6 HCV sau 11 kỳ Đại hội có tổ chức bộ môn bóng đá nữ. Đặc biệt, năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai sau Thái Lan có 2 HCV ở bộ môn bóng đá nam và bóng đá nữ.

SEA Games bóng đá nữ
Bóng đá nữ Việt Nam tại SEA Games

Dấu ấn của thể thao Việt Nam tại SEA Games

Với việc xảy ra nội chiến và phải khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Việt Nam chỉ tham gia SEA Games kể từ năm 1989 (trước năm 1975 chỉ có miền Nam Việt Nam tham gia).

Tuy vậy, thể thao Việt Nam đã cho thấy những bước đột phá khi giành gần 2,700 huy chương (trong đó khoảng 900 HCV) trong 15 kỳ Đại hội mà mình tham gia. Trung bình, Việt Nam giành 180 huy chương các loại, trong đó có 60 HCV.

Hiện tại, trên bảng tổng sắp huy chương toàn thời gian, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam lại tham gia ít hơn các nước trên gần 10 kỳ Đại hội, nên thành tích này khá đáng khen cho thể thao Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam đã đăng cai một kỳ Đại hội năm 2003 và sẽ có lần thứ hai làm chủ nhà khi tổ chức kỳ Đại hội 2021 (sẽ được dời lại năm 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19).

Đoàn thể thao Việt Nam
Đoàn thể thao Việt Nam trong các kỳ SEA Games

Những kỷ lục của SEA Games

Một số kỷ lục thú vị có thể kể đến ở các kỳ SEA Games là

  • Đoàn thể thao dành nhiều huy chương nhất: Thái Lan (6,126), trong đó có 2,254 HCV.
  • Quốc gia làm chủ nhà nhiều nhất: Thái Lan và Malaysia (cùng 6 lần).
  • Kỳ Đại hội có nhiều môn thể thao nhất: SEA Games 30 (2019) – 56 môn thi đấu.
  • Kỳ Đại hội có nhiều vận động viên nhất: SEA Games 30 (2019) – 5,630 vận động viên.
  • Vận động viên dành nhiều huy chương SEA Games nhất: Joscelin Yeo – Singapore (55). Hiện tại, Nguyễn Thị Ánh Viên là vận động viên dành nhiều huy chương nhất cho thể thao Việt Nam (35).
Nguyễn Thị Ánh Viên
Kỷ lục gia SEA Games Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Viên

Xem thêm: Tìm hiểu thêm các giải đấu khác mà đội tuyển và các CLB Việt Nam tham gia như AFF CupV-League hay AFC Cup, truy cập ngay vào chuyên mục Giải Bóng Đá của Vé Bóng đá Online ngay.

Nguyễn Võ Đình Nhi
Nguyễn Võ Đình Nhi
Đam mê viết blog và chia sẽ kiến thức về bóng đá ❤ Đình nhi with love

PHỔ BIẾN