Được xây dựng để phục vụ World Cup 2022, sân vận động Ras Abu Aboud gây ấn tượng bởi vẻ ngoài vô cùng độc đáo. Khả năng tháo lắp để tái sử dụng sau giải đấu giúp nó trở thành một thiết kế “thân thiện” với môi trường.
Còn điều gì thú vị về dự án sân vận động này mà bạn chưa biết? Hãy cùng khám phá kỹ hơn qua bài viết dưới đây của Vé Bóng Đá Online nhé!
Mục lục
Thông tin chung về sân vận động Ras Abu Aboud
- Sức chứa: 40.000 người
- Vị trí sân vận động: Ras Abu Aboud, phía Đông Nam thủ đô Doha, Qatar.
- Đặc điểm nổi bật: Sân Ras Abu Aboud được ghép thành từ các container đã qua sử dụng. Chúng hoàn toàn có thể tháo rời và tái sử dụng ngay khi sự kiện thể thao kết thúc.
Lịch sử xây dựng sân vận động Ras Abu Aboud
Sân vận động Ras Abu Aboud được lên kế hoạch khởi công từ cuối năm 2017 trên một khu đất rộng 450.000 mét vuông. Kiến trúc sư Fenwick Iribarren Architects là người chịu trách nhiệm thiết kế chính công trình này.
Đây là một trong những công trình tiên phong hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Qatar. Dự đoán trong tương lai, rất nhanh đây sẽ trở thành xu thế toàn cầu.
Đồng thời, đây cũng là sân vận động đầu tiên trong lịch sử sẽ bị “xóa sổ” sau khi World Cup 2022 kết thúc.
Tính tới thời điểm hiện tại, sân đã được hoàn thiện và sẵn sàng đón khách tham quan. Đây sẽ sẽ là nơi diễn ra 7 trận đấu cho đến vòng tứ kết World Cup 2022 sắp tới.
Không lâu nữa, đây sẽ trở thành một trong những “chảo lửa” nóng nhất mùa World Cup năm nay.
Thiết kế sân vận động Ras Abu Aboud
Định hướng xây dựng của sân vận động Ras Abu Aboud
Người thiết kế chính của sân vận động Ras Abu Aboud là Al Atwan đã từng nói rằng: mọi kế hoạch chuẩn bị cho World Cup 2022 của Qatar luôn phải cân nhắc đến tính bền vững và di sản.
Do đó, khi đưa ra bản thiết kế của sân vận động, Al Atwan cũng đặt vấn đề này lên hàng đầu. Sau đó, ông quyết định chọn các container vận chuyển làm vật liệu xây dựng.
Vị kiến trúc sư này cũng cho biết, ngoài khả năng dễ di chuyển, việc xây dựng các module thép cũng giúp giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường. Thêm vào đó, chi phí xây dựng cũng sẽ được tiết kiệm đáng kể.
Ras Abu Aboud cũng là công trình thể thao tiên phong trong việc hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Có lẽ, sau sự kiện World Cup, sân vận động Ras Abu Aboud sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng cho các công trình sự kiện khác noi theo.
Sân Ras Abu Aboud còn đang hướng đến mục tiêu xa hơn là nhận được chứng nhận 4 sao của Hệ thống Đánh giá Bền vững Toàn cầu (GSAS).
Thiết kế của sân vận động Ras Abu Aboud
Ras Abu Aboud là sân vận động tiền chế đầu tiên được xây dựng. Vật liệu chính được sử dụng là các container vận chuyển hàng đã qua sử dụng. Chúng sẽ được xử lý qua để phù hợp hơn với cấu trúc của từng khu vực trong sân.
Đồng thời, những những hình khối đối xứng giúp sân có được tạo hình vô cùng độc đáo và lạ mắt.
Toàn bộ khán đài, ghế ngồi, nhà vệ sinh và các công trình cơ bản khác của sân vận động sẽ được chia thành nhiều module nhỏ. Các module này sẽ được chuyển đến bến cảng gần đó bằng tàu container.
Mái che của sân vận động Ras Abu Aboud được thiết kế bao quanh sân để giảm bớt cái nắng gay gắt của Qatar. Sân cũng sẽ được trang bị thêm hệ thống làm mát để giúp khán giả có được không khí thoải mái nhất.
Mặt sân vận động Ras Abu Aboud sử dụng cỏ tự nhiên để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho tất cả các cầu thủ tham gia thi đấu.
Ras Abu Aboud không chỉ là một công trình thể thao, mà nó còn mang đậm ý nghĩa biểu tượng cho một thành phố ven biển. Sẽ có tới 974 container được vận chuyển đến từ đỉnh cảng Doha. Con số 974 tượng trưng cho mã quay số của Qatar.
Các đặc điểm, ngôn ngữ riêng của hải cảng gần đó cũng được lồng ghép trên các khối container. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Qatar đến với bạn bè quốc tế.
Sân vận động Ras Abu Aboud sau khi kết thúc World Cup
Có thể nói, đây là sân vận động có tuổi thọ ngắn nhất từ trước đến nay. Sau khi giải vô địch thế giới kết thúc, các bộ phận của nhà thi đấu sẽ được tháo dỡ và tái sử dụng. Nó có thể được sử dụng cho các sự kiện thể thao hoặc phi thể thao khác.
Tuy không tồn tại lâu, nhưng bù lại đây là công trình thể thao vô cùng ý nghĩa.
Theo CNN, giám đốc dự án của Ras Abu Aboud, ông Mohammed Al Atwan đã chia sẻ rằng: Sân vận động 40.000 chỗ ngồi sẽ bị tháo dỡ hoàn toàn và vận chuyển để xây dựng lại ở một quốc gia khác.
Nó có thể được quyên góp cho các quốc gia đang thiếu cơ sở hạ tầng thể thao. Hoặc sử dụng để xây dựng lại được hai sân thi đấu khoảng 20.000 chỗ ngồi.
Có thể nói, sân vận động Ras Abu Aboud rất đặc biệt cả về thiết kế lẫn ý nghĩa. Trong quá trình chuẩn bị cho World Cup 2022, Qatar đã rất nỗ lực xây dựng nhiều sân vận động tầm cỡ.
Bạn có thể truy cập chuyên mục Sân Vận Động Bóng Đá mỗi ngày để cập nhật thêm nhé.