by Kiều Trang Chelsea  // 06/07/2022

Sân Hàng Đẫy – niềm tự hào của người dân Thủ Đô

Sân vận động Hàng Đẫy

Sân Hàng Đẫy có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với fan hâm mộ bóng đá nước nhà. Là một trong những sân vận động có bề dày lịch sự cũng như quy mô thuộc top đầu cả nước, Hàng Đẫy luôn được xem là niềm tự hào lớn lao của người dân Thủ Đô.

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn chi tiết hơn về sân vận động Hàng Đẫy.

Lịch sử hình thành và phát triển sân Hàng Đẫy

Sân vận động Hàng Đẫy

Sân Hàng Đẫy thuở sơ khai

Sân Hàng Đẫy tiền thân là một khu đất trống có diện tích vào khoảng 3ha, nằm giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy cũ. Năm 1934, nó được xây dựng và thuộc quyền sử dụng của trường Thể Dục Hà Nội. Sau đó được đổi tên thành Hội Thể dục Bắc Kỳ.

Thời gian kể từ năm 1936-1938, sân tiếp tục được biết đến với một cái tên khác SEPTO với các trang thiết bị còn khá thô sơ. Nó chỉ gồm 400 ghế ngồi bằng gỗ và hàng rào bao quanh có diện tích gần 20m2.

Mặt sân khi đó khá gồ ghề, không có hệ thống xử lý thoát nước hay khu vệ sinh cho các cầu thủ. Có thể thấy, những thời gian đầu tiên trong quá trình hình thành, sân Hàng Đẫy đã phải chịu nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất.

Sân Hàng Đẫy sau năm 1954

Với nhu cầu tăng cường rèn luyện sức khỏe, TDTT toàn quốc, Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã quyết định cho xây dựng lại sân vận động Hàng Đẫy theo chủ trương “đẹp, tốt, rộng, đúng quy cách hiện đại”.

Quá trình thi công diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng một năm rưỡi (16/2/1957 – 24/8/1958), sân Hàng Đẫy khoác lên mình một bộ mặt hoàn toàn mới lạ.

Tổng diện tích của sân vào khoảng 21.844 m2 được bao bởi lớp tường bê tông cao có 14 cổng phụ và 3 cổng chính. Khu vực trung tâm dành cho bóng đá, xung quanh là có đường chạy điền kinh, khu bóng rổ, bóng chuyền…

Khán đài được xây dựng theo kiểu lòng chảo với 20 bậc tất cả và có sức chứa lên đến 2,5 vạn người.

Trận thi đấu bóng đá đầu tiên có vinh dự được thi đấu trên sân Hàng Đẫy là cuộc đối đầu giữa 2 câu lạc bộ Phnompenh với Hải Phòng. Trận đấu chỉ diễn ra trong vòng 80 phút, Phnompenh là đội dành chiến thắng chung cuộc.

Kế hoạch sân Hàng Đẫy nâng cấp

Sân vận động Hàng Đẫy

Trải qua thời gian dài đưa vào sử dụng, sân Hàng Đẫy đã gặp phải một số các vấn đề xuống cấp, các trang thiết bị cũng dần trở nên lỗi thời và không còn bắt kịp xu hướng như trước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là chủ nhà của đại hội SEAGAME 31. Đứng trước vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định lên phương án sửa chữa, tu bổ lại sân vận động.

Năm 2018, bầu Hiển công bố, tập đoàn T&T phối hợp cùng tập đoàn Bouygues rót vốn đầu tư xây mới SVĐ Hàng Đẫy với trị giá 250 triệu USD tương đương với 6000 tỷ đồng. 

Sân Hàng Đẫy nâng cấp được thiết kế bao gồm 4 tầng hầm và 2 tầng nổi. Khu vực tầng hầm có chức năng chính làm nơi đỗ xe cho cổ động viên. Hai tầng nổi là nơi phục vụ cho công tác thi đấu của các bộ môn, xây dựng theo tiêu chuẩn FIFA.

Ngoài chức năng là sân vận động quốc tế thứ 2 của Hà Nội, sân Hàng Đẫy hướng tới là khu trung tâm kinh tế giải trí của Thủ đô. Sau khi được khánh thành, tập đoàn T&T sẽ thuê một đơn vị trung gian khác để vận hành và quản lý sân vận động.

Tuy nhiên do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, các hoạt động thể thao quốc tế đã bị hoãn hoặc không tổ chức. Cũng vì thế mà dự án sân Hàng Đẫy nâng cấp hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Sơ đồ khán đài và sức chứa của sân Hàng Đẫy

Sơ đồ khán đài

Sân vận động Hàng Đẫy bao gồm các khu vực khán đài sau:

  • Khu vực khán đài A nằm trên đường Trịnh Hoài Đức, là khu vực có vị trí quan sát trận đấu tốt nhất. Vì vậy giá vé chỗ ở khu vực này thường là đắt nhất.
  • Khu vực khán đài B đối diện với khán đài A nằm trên đường Hàng Cháo, phố Cát Linh – song song với đường Tôn Đức Thắng.
  • Khu vực khán đài C nằm trên đường Nguyễn Thái Học.
  • Khu vực khán đài D nằm trên ngõ Hàng Cháo, song song với phố Cát Linh.

Sức chứa của sân Hàng Đẫy

Với sức chứa lên đến 22.580, sân vận động Hàng Đẫy được đánh giá là một trong những nơi có số lượng khán giả đến sân theo dõi bóng đá nhiều nhất cả nước.

Trong tương lai, theo kế hoạch nâng cấp mới, sức chứa sân Hàng Đẫy có thể lên đến 30.000 chỗ ngồi.

Sân Hàng Đẫy ở đâu?

Như đã nói ở trên , sân Hàng Đẫy nằm ở giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy cũ. Nay thuộc đường Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Nếu có kế hoạch ghé xem các trận đấu trên sân Hàng Đẫy bạn hoàn toàn có thể đặt vé thông qua hệ thống bán vé online. Vebongdaonline.vn  sẽ là một gợi mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc.

Với giá vé phải chăng, hệ thống chăm sóc khách hàng phục vụ 24/24, vé bóng đá được biết đến là một trong những trang web uy tín hàng đầu.

Các thao tác đặt vé lại cực kỳ đơn giản, chỉ gồm 4 bước chính:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ vebongdaonline.vn

Bước 2: Lựa chọn trận đấu theo mong muốn của bạn

Bước 3: Đặt lệnh mua vé ( yêu cầu CMND, số điện thoại, địa chỉ)

Bước 4: Thanh toán bằng thẻ ATM, chuyển khoản,…

Các sự kiện thể thao được tổ chức trên sân Hàng Đẫy

AFF Suzuki Cup 2018 (Vòng bảng: Việt Nam vs Campuchia)

Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, sân Hàng Đẫy đã tổ chức qua nhiều giải đấu lớn nhỏ trong và ngoài. Cùng điểm qua một số sự kiện thể thao được tổ chức trên sân Hàng Đẫy:

  • Cup Tiger 1998
  • Đại hội thể thao Đông Nam Á 2003
  • Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006
  • AFF Champion League 2012 (trận chung kết)
  • AFF Suzuki Cup 2018 (Vòng bảng: Việt Nam vs Campuchia)

Để có thể đăng cai tổ chức các trận đấu với quy mô quốc tế như vậy, là cả một sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo chủ sân Hàng Đẫy.

Trên đây là một số các thông tin thú vị về sân Hàng Đẫy. Hy vọng rằng, trong tương lai, Hàng Đẫy sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển vươn tầm quốc tế hơn nữa.

Đừng quên theo dõi website: vebongdaonline.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về các sân vận động khác nhé!

Tag:
Mọi người đều đọc