South East Asia Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) được viết tắt là SeaGame.
Đây là sự kiện thể thao với sự tham gia của 11 nước Đông Nam Á, tổ chức đều đặn 2 năm một lần.
Vé Bóng Đá Online sẽ giúp các fans SeaGame hiểu rõ hơn về đại hội thể thao nổi tiếng này nhé.
Mục lục
I- LỊCH SỬ CỦA ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á (SEAGAME)
SeaGame là sự kiện thể thao trọng đại, có quy mô lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á tính cho đến thời điểm này.
Đại hội này có sự tham gia của tổng cộng 11 nước, tổ chức định kì 2 năm một lần trên tinh thần giao lưu, học hỏi khi tham gia thi đấu các bộ môn thể thao.
Tên ban đầu của SeaGame là The South East Asian Peninsular Games Federation (hoặc còn được gọi với cái tên SEAP Games Federation).
Tiếp theo được đổi thành South East Asian Games Federation (SEAGF). Sau đó mới tiếp tục đổi tên và trở thành SeaGame như hiện nay.
Tất cả các kỳ SeaGame đều diễn ra trên tinh thần giao lưu, hữu nghị, tôn trọng và học hỏi để tăng tính đoàn kết giữa 11 quốc gia tham dự.
Mỗi năm sẽ có một nước chủ nhà đứng ra đăng cai tổ chức. Năm 2002 Việt Nam đã đại diện tổ chức SeaGame với biểu tượng là con trâu vàng.
SEAP Games lần 1, năm 1959: Đại hội thể thao Bán Đảo Đông Nam Á (SEAP Games) khai mạc trong khoảng 12 – 17/12/2009, Thái Lan là quốc gia đăng cai nước chủ nhà. Tổng số lượng môn thể thao dùng để thi đấu là 12 môn. Đại hội có 6 nước tham gia là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Singapore, Malaysia, Myanmar. Số lượng các đoàn tham gia tổng cộng chỉ có 527 thành viên, tương ứng với một đoàn thể thao của một nước hiện nay.
SEAP Games lần 2, năm 1961: SEAP Games được tổ chức lần 2 vào khoảng 11 – 16/12 năm 1961. Myanmar là quốc gia đăng cai làm nước chủ nhà. Số lượng người tham gia lên tới hơn 800 vận động viên, thi đấu tổng cộng 13 môn.
SEAP Games lần thứ 3 được tổ chức năm 1965 tại Malaysia. Và Việt Nam Cộng Hòa gửi một phái đoàn lực sĩ gồm 110 người tham gia kỳ đại hội này.
SEAP Games lần thứ 4 được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1967. Số lượng môn thi đấu đã lên 16 môn.
SEAP Games lần thứ 5 được tổ chức tại Myanmar (thành phố Yangon) với tổng cộng 15 môn thi đấu, vào năm 1969.
SEAP Games kì thứ 6 được tổ chức ở Malaysia (thành phố Kuala Lumpur) năm 1971; và kì thứ 7 tổ chức ở Singapore với hơn 1.000 vận động viên cùng các quan chức đến tham dự.
Từ năm 1977 trở đi, SEAP Games được đổi tên thành SeaGame. Kỳ thứ 9 của SEAP Games với tên mới là SeaGame được tổ chức tại Malaysia (thành phố Kuala Lumpur).
Kỳ SeaGame 22, Việt Nam đăng cai là nước chủ nhà và đã tổ chức cực kỳ thành công.
Các kỳ SEA Games 23, SEA Games 24, SEA Games 25, SEA Games 26, SEA Games 27, 28 thay phiên tổ chức ở các quốc gia Philippines, Thái Lan (thành phố Nakhon Ratchasima), Lào (thủ đô Viêng Chăn), Indonesia (Palembang và thủ đô Jakarta), Myanmar (thủ đô Naypyidaw), Singapore và Malaysia.
II- CÁC NƯỚC THAM DỰ SEAGAME
Quốc gia / Định danh theo IOC | Lần đầu tham dự | Mã IOC | Ghi chú |
Brunei (Định danh IOC: Brunei Darussalam) | 1977 | BRU | ISO-code BRN |
Campuchia | 1959 | CAM | ISO-code KHM |
Đông Timor | 2003 | TLS | IOA 2000 |
Indonesia | 1977 | INA | IHO 1952
FIFA-code IDN |
Lào (Định danh IOC: Lao People’s Democratic Republic) | 1959 | LAO | — |
Malaysia | 1959 | MAS | ISO-code MYS |
Myanmar | 1959 | MYA | BIR 1948–1992
ISO-code MMR |
Philippines | 1977 | PHI | ISO-code PHL |
Singapore | 1959 | SIN | ISO-code SGP |
Thái Lan | 1959 | THA | — |
Việt Nam (Định danh IOC: Viet Nam) | 1959 | VIE | ISO-code VNM |
III- CÁC VÒNG ĐẤU VÀ QUY TẮC THAM DỰ SEAGAME
Quy định thức thi đấu các SeaGame mới nhất:
Ở vòng bảng: Những đội tham dự SeaGame sẽ thi đấu một lượt vòng tròn để tính điểm, chọn đội vào bán kết và chung kết. Trong trường hợp có từ hai đội ngang điểm ở một bảng, xét tiếp như sau:
- Cộng tổng số điểm ở các trận vòng bảng của các đội cần xét.
- Tổng số các bàn thắng tại những trận đấu bảng giữa các đội cần xét chỉ số.
- Nếu 2 đội hòa nhau và còn ở sân thì thực hiện đá penalty.
- So sánh điểm từ tổng số lượng thẻ vàng và thẻ đỏ giữa các đội liên quan.
- Bốc thăm ngẫu nhiên.
Trận bán kết và trận chung kết: Thêm thời gian đấu bù giờ và penalty nếu tỷ số giữa hai đội đá hòa nhau. Trận tranh giải ba (huy chương đồng) sẽ không thêm thời gian, nếu tỷ số hòa thì hai đội thực hiện đá penalty tại sân.
IV- THÀNH TÍCH MÔN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM TẠI SEAGAME
Môn bóng đá tại SeaGame 2019
Thành lập: 1959 (nam), 1985 (nữ)
Khu vực: Đông Nam Á (AFF)
Số đội: Đội nam nhiều nhất là 11; Đội nữ nhiều nhất là 11
Đội vô địch hiện tại: Việt Nam (nam, lần thứ 2); Việt Nam (nữ, lần thứ 6)
Đội bóng thành công nhất: Thái Lan (nam, 16 lần vô địch); Việt Nam (nữ, 6 lần vô địch)
Tổng kết huy chương
Giải đấu nam
Hạng | Quốc gia | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng số |
1 | Thái Lan | 16 | 4 | 5 | 25 |
2 | Malaysia | 6 | 6 | 7 | 19 |
3 | Myanmar | 5 | 4 | 6 | 15 |
4 | Indonesia | 2 | 5 | 4 | 11 |
5 | Việt Nam | 1 | 6 | 1 | 8 |
6 | Singapore | 0 | 3 | 6 | 9 |
7 | Lào | 0 | 0 | 1 | 1 |
Tổng số (7 quốc gia) | 30 | 28 | 30 | 88 |
Giải đấu nữ
Hạng | Quốc gia | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng số |
1 | Việt Nam | 6 | 2 | 1 | 9 |
2 | Thái Lan | 5 | 4 | 2 | 11 |
3 | Myanmar | 0 | 3 | 7 | 10 |
4 | Malaysia | 0 | 1 | 0 | 1 |
Singapore | 0 | 1 | 0 | 1 | |
6 | Philippines | 0 | 0 | 1 | 1 |
Tổng số (6 quốc gia) | 11 | 11 | 11 | 33 |
Kết luận
Nếu nền bóng đá nước nhà Việt Nam muốn phấn đấu nỗ lực vì World Cup 2026, thì SeaGame 31 được đăng cai tổ chức trên sân nhà vẫn là giải đấu cần tập trung toàn lực, tạo đà cho SeaGame năm 2023 và 2025 trở thành sân chơi cho lứa cầu thủ trẻ mài dũa, bổ sung thêm nội lực cho đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Năm 2021 là lúc phát huy sức mạnh, biến ước mơ chinh phục thế giới thành sự thật thêm lần nữa.