Top 5 Tuần Này

Cùng chuyên mục

Giải Vô Địch Bóng Đá Đông Nam Á AFF – Suzuki Cup

Trong đời sống tinh thần của người dân trên khắp thế giới, bóng đá là môn thể thao không thể thiếu. Bởi “môn thể thao vua” này có sự hấp dẫn và tính đồng đội cao.

Nếu như Nam Mỹ có giải Copa America, còn Châu Âu có giải Euro rất nổi tiếng thì người hâm mộ bóng đá tại Đông Nam Á lại giành sự cuồng nhiệt cho giải AFF Cup.

Hãy cùng Vé Bóng Đá Online tìm hiểu về lịch sử và những điều thú vị của giải AFF Cup thông qua bài viết này nhé.

I- AFF CUP LÀ GIẢI GÌ?

Giải AFF Cup, còn gọi là ASEAN Football Championship hay AFF Championship là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.

Giải đấu này do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức, quy tụ các đội bóng đá nam đại diện cho những quốc gia trực thuộc khu vực Đông Nam Á tham gia.

II- LỊCH SỬ AFF CUP VÀ THỂ THỨC THI ĐẤU Ở TỪNG MÙA

Giải AFF Cup

Giải AFF Cup đầu tiên được được tổ chức vào năm 1996 tại Singapore với chức vô địch thuộc về đội tuyển Thái Lan, khi ấy giải có tên là “Tiger Cup”.

Đến năm 2008, giải được đổi tên thành AFF Suzuki Cup, do tập đoàn Suzuki của Nhật Bản trở thành nhà tài trợ chính.

Tiger Cup 1996 (Singapore): Được tổ chức từ 01/09 đến 15/09/1996 tại Singapore.

Có 10 đội tuyển tham dự, chia làm 2 bảng đấu với thể thức đấu vòng tròn một lượt. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết. Nhà vô địch Tiger Cup 1996 là Thái Lan.

Tiger Cup 1998 (Việt Nam): Được tổ chức từ ngày 15/8 đến 30/08/1998 tại Việt Nam.

Giải 1998 có 8 đội và chia làm 2 bảng, đấu theo thể thức vòng tròn một lượt. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết. Singapore đã lên ngôi vô địch ở mùa giải này.

Tiger Cup 2000 (Thái Lan): Tổ chức từ 28/10 đến 12/11/2000 tại Thái Lan.

Gồm 9 đội tuyển được chia thành 2 bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết. Mùa giải này là lần thứ hai Thái Lan vô địch Tiger Cup.

Tiger Cup 2002 (Indonesia & Singapore): Được tổ chức Indonesia và Singapore từ ngày 15/12 đến 29/12/2002.

Giải 2002 bao gồm 9 đội tuyển tham gia, chia làm 2 bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt.

Tương tự như các mùa giải trước, đội tuyển đứng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết. Ở Giải Tiger Cup 2002, Thái Lan đã đăng quang lần thứ ba, bảo vệ thành công ngôi vô địch của mình.

Tiger Cup 2004 – 2005 (Malaysia & Việt Nam): Được tổ chức tại Malaysia và Việt Nam từ 19/12/2004 đến 16/01/2005.

Ở mùa này, giải đấu chia làm hai giai đoạn: vòng đấu bảng với 10 đội bóng được chia thành 2 bảng. Các đội sẽ đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội xếp đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết.

Từ vòng bán kết về sau, các trận đấu diễn ra hai lượt: sân nhà, sân khách. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử đội tuyển Singapore lên ngôi vô địch.

Tiger Cup 2007 (Singapore & Thái Lan): Được tổ chức tại Thái Lan và Singapore từ 13/01 đến 04/02/2007.

Giải gồm có 8 đội được chia thành 2 bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào bán kết.

Từ vòng bán kết, các cặp sẽ đấu hai trận lượt đi và lượt về. Ở mùa giải này, Singapore đã bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup.

AFF Suzuki Cup 2008 (Indonesia & Thái Lan): Được tổ chức từ 05/12 đến 10/12/2008 tại Indonesia và Thái Lan.

Có 8 đội tuyển tham gia được chia thành hai bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ thi đấu ở bán kết. Từ bán kết, các cặp sẽ đấu lượt đi và lượt về. Đây là lần đầu tiên Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup.

AFF Suzuki Cup 2010 (Indonesia & Việt Nam): Tổ chức tại hai nước là Indonesia và Việt Nam từ 01/12 đến 29/12/2010.

Gồm có 8 đội tuyển chia làm hai bảng thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội tuyển đứng đầu các bảng sẽ vào bán kết.

Từ bán kết, các cặp sẽ đá hai trận lượt đi và lượt về. Ở mùa giải 2010, đội Malaysia đã giành được chức vô địch AFF Cup đầu tiên.

AFF Suzuki Cup 2012 (Malaysia & Thái Lan): Tổ chức tại Malaysia và Thái Lan từ 24/11 đến 22/12/2012.

Có 8 đội tuyển được chia thành hai bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội tuyển đứng đầu từng bảng sẽ đấu ở bán kết. Từ vòng bán kết, các cặp sẽ chơi lượt đi và lượt về.

Ở mùa giải này, đội tuyển Singapore đã giành chức vô địch lần thứ 4, trở thành đội bóng giành được chức vô địch AFF Cup nhiều lần nhất.

AFF Suzuki Cup 2014 (Singapore & Việt Nam): Tổ chức tại Singapore và Việt Nam từ 22/11 đến 20/12/2014.

Giải gồm 8 đội tuyển tham dự, chia làm hai bảng thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào bán kết. Các cặp sẽ đấu 2 trận lượt đi và lượt về kể từ bán kết.

Ở giải 2014, Thái Lan đã giành chức vô địch và cân bằng thành tích 4 lần đăng quang AFF Cup của Singapore.

AFF Suzuki Cup 2016 (Myanmar & Philippines): Tổ chức tại hai nước là Myanmar và Philippines từ 19/11 đến 17/12/2016.

Có 8 đội tuyển tham dự được chia làm hai bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, 2 đội ở thứ hạng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết.

Từ bán kết trở đi, các cặp sẽ đấu hai trận lượt đi và lượt về. Tại mùa giải AFF 2016, Thái Lan đã giành chức vô địch lần thứ 6.

AFF Suzuki Cup 2018: Tổ chức từ 08/11 đến 15/12/2018, gồm có 10 đội tuyển tham gia.

Các đội được chia thành 2 bảng đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào bán kết. Từ bán kết các cặp sẽ đá hai trận: lượt đi và lượt về.

Việt Nam đã xuất sắc lên ngôi vô địch AFF Cup 2018, và đây là lần thứ hai đội tuyển Việt Nam đăng quang ở Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.

Giải AFF Cup tại sân vận động Singapore

III- NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ THÚ VỊ

Bắt đầu từ 1996 tới nay, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đã được tổ chức 11 lần ở 7 quốc gia.

Thái Lan đã 5 lần giành chức vô địch, đây là đội bóng giàu thành tích nhất. Theo sau là Singapore với 4 lần đăng quang.

Indonesia là đội tuyển “đen đủi” nhất, vì đã lọt vào chung kết 5 lần nhưng chưa từng chiến thắng lần nào.

Tuy Thái Lan là đội chiến thắng nhiều nhất (40 lần), nhưng Indonesia lại là đội tuyển có nhiều pha ghi bàn nhất (145 bàn).

Tiền đạo Alam Shah (Singapore) là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử với 17 pha lập công.

Chanathip Songkrasin là cầu thủ duy nhất từng giành danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu” 2 lần (năm 2014 và 2016).

Trong lịch sử, AFF Cup 2018 là lần đầu tiên không tồn tại đội chủ nhà ở vòng bảng.

đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho Giải AFF Cup

Kết Luận

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được thêm nhiều thông tin thú vị về Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup).

Hãy đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam qua giải đấu hấp dẫn này và chờ đón các trận tranh tài kịch tính trong tương lai.

Nguyễn Võ Đình Nhi
Nguyễn Võ Đình Nhi
Đam mê viết blog và chia sẽ kiến thức về bóng đá ❤ Đình nhi with love

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN