Công nghệ VAR là công cụ quan trọng giúp xác định đúng những quyết định quan trọng nhất trong mỗi trận đấu bóng đá, giúp các giải đấu thể thao trở nên công bằng hơn. Nhất là đối với giải đấu lớn như World Cup thì việc trang bị công nghệ này là một quyết định mang tính “lịch sử”. Vậy công nghệ VAR là gì?Bạn biết được những gì về công nghệ này? Người ta sử dụng công nghệ VAR như thế nào? Tìm hiểu thông tin chi tiết cùng với vebongdaonline.vn.
Mục lục
- Công nghệ VAR là gì?
- Công nghệ VAR sử dụng cho các trường hợp nào?
- Sử dụng công nghệ VAR trong bóng đá như thế nào?
- Tại sao cần áp dụng công nghệ VAR cho World Cup?
- VAR gây tranh cãi như thế nào tại World Cup 2018?
- Công nghệ VAR được áp dụng như thế nào tại World Cup 2022?
- Một số ý kiến khác về công nghệ VAR
Công nghệ VAR là gì?
Quay trở về nhiều năm trước, luật chơi bóng đá còn khá thô sơ, cầu thủ chơi chủ yếu bằng “bản năng” nên khó tránh khỏi những tình huống gây tranh cãi. Dần dần về sau, mọi thứ ngày càng hiện đại hơn, công nghệ bắt đầu được áp dụng vào bóng đá. Sự xuất hiện của công nghệ VAR thổi một làn gió mới vào bộ môn thể thao vua. Công nghệ này góp phần tạo nên các trận đấu chất lượng hơn, trong đó có World Cup. Vậy công nghệ VAR là gì?
Công nghệ VAR (tên tiếng Anh Video Assistant Referee) tức là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video. Đây là một công nghệ khá mới khi chỉ mới chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 2016 sau khi Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua. Mãi cho đến năm 2018, công nghệ này mới được đưa vào sử dụng tại giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh – World Cup (sau khi được sử dụng ở nhiều giải đấu tại Mỹ, Anh, Đức,…)
Công nghệ này sử dụng hệ thống camera và công nghệ video để hỗ trợ trọng tài trong quá trình quyết định về những tình huống khó xác định trên sân cỏ. Được áp dụng từ những giải đấu hàng đầu trên thế giới, VAR không chỉ mang lại công bằng cho các đội bóng mà còn tăng cường tính minh bạch và chính xác trong quản lý trận đấu.
Lợi ích của công nghệ VAR là gì?
Công nghệ VAR quả thực là một sáng kiến tuyệt vời cho bóng đá với nhiều lợi ích tuyệt vời bao gồm:
- VAR sử dụng hệ thống camera và công nghệ video để xem lại các tình huống quan trọng trong trận đấu từ nhiều góc độ khác nhau. Khả năng xem lại nhanh chóng giúp trọng tài có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về mọi tình huống quan trọng.
- VAR giảm thiểu khả năng xảy ra các quyết định sai lầm của trọng tài, đặc biệt là trong những tình huống nhanh chóng và phức tạp. Điều này giúp bảo vệ công bằng và giữ cho kết quả cuối cùng của trận đấu phản ánh đúng tình hình trên sân cỏ.
- Video và thông tin từ VAR thường được hiển thị trực tiếp trên các màn hình trong sân và truyền hình, làm tăng tính minh bạch đối với các quyết định của trọng tài.
- VAR giảm thiểu sự tranh cãi và lo lắng từ phía cầu thủ, huấn luyện viên và người hâm mộ liên quan đến các quyết định của trọng tài. Các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu chính xác từ VAR giúp giảm bất kỳ mâu thuẫn nào về công bằng của trận đấu.
- VAR giúp tăng cường công bằng trong bóng đá bằng cách đảm bảo rằng mọi đội đều được đối xử bình đẳng và không có lợi thế không công bằng. Cảm giác công bằng trong trận đấu tăng cường niềm tin và hứng thú của cả người hâm mộ và cầu thủ.
- VAR giúp giữ cho tâm lý của đội bóng ổn định hơn bằng cách loại bỏ lo ngại về các quyết định trọng tài gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tinh thần chiến đấu của đội.
Tham khảo thêm: Khi nào Việt Nam đăng cai World Cup?
Lịch sử, nguồn gốc của công nghệ VAR là gì?
Công nghệ VAR xuất hiện và bắt đầu được thử nghiệm trong bóng đá chuyên nghiệp vào năm 2010. Sự ra đời của VAR không phải là một quá trình tức thì mà là kết quả của những nghiên cứu và thử nghiệm dài hạn. Lần đầu tiên VAR được thử nghiệm trong bóng đá chuyên nghiệp diễn ra vào tháng 8 năm 2016, trong một trận giao hữu tại một giải đấu nhà nghề ở Mỹ.
Tuy nhiên, quá trình triển khai chính thức của VAR trong các giải đấu quốc tế và các giải đấu hàng đầu trên thế giới bắt đầu từ năm 2017. Đặc biệt, VAR đã xuất hiện trong FIFA Confederations Cup 2017 và sau đó được áp dụng rộng rãi trong FIFA World Cup 2018 tại Nga. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng, đưa VAR vào trung tâm của sự chú ý trong các sự kiện bóng đá quốc tế lớn.
Từ đó, VAR trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều giải đấu quốc tế và cả ở cấp độ quốc gia, mang lại sự công bằng và chính xác trong các quyết định trọng tài, cũng như làm thay đổi cách mà người hâm mộ và cầu thủ nhìn nhận về trận đấu.
Công nghệ VAR sử dụng cho các trường hợp nào?
– Bàn thắng: VAR dùng để xác định xem bàn thắng có hợp lệ hay không (ví dụ như lỗi việt vị, va chạm với cầu thủ đội còn lại,…). Thông thường, trọng tài sẽ kiểm tra VAR lại khi bàn thắng bị khiếu nại.
– Penalties: Đây là tình huống trọng tài thổi phạt trong khu vực vòng cấm, đội bóng đối thủ sẽ nhận được quả phạt đền. Đây cũng là tình huống công nghệ VAR phát huy tốt nhất vai trò của chúng. Ví dụ như chung kết World Cup 2018, VAR đã mang đến cho Pháp 1 quả phạt đền ở chấm 11m. Nhờ thế, Pháp vượt qua Croatia và chiến thắng.
– Thẻ đỏ trực tiếp: Một khi xuất hiện các hành vi bạo lực ngay trên sân cỏ, trọng tài sẽ thổi còi và phạt thẻ đỏ đối với cầu thủ vi phạm. Song có một số tình huống cực kỳ tinh vi, ngay cả trọng tài cũng khó có thể nhận ra. Lúc này, công nghệ VAR thể hiện tốt vai trò hỗ trợ trọng tài, giúp trọng tài xác định xem đó có phải là hành vi nên bị phạt bằng thẻ đỏ trực tiếp hay không.
– Nhận diện sai lầm: Có nhiều tình huống trên sân thi đấu mà trọng tài không lường hết, thậm chí là đưa ra quyết định sai lầm. Lúc này, công nghệ VAR giống như một “cán cân công lý” giúp cho trọng tài có cơ sở dữ liệu để xác định xem nhận định của mình đúng hay sai. Từ đó, trọng tài sẽ điều chỉnh lại cho chính xác, đảm bảo tính chất công bằng và minh bạch của trận đấu. Điều đặc biệt là VAR có thể sử dụng để “phạt nguội” đối với các cầu thủ trên sân thi đấu.
Tham khảo thêm: Điều kiện đăng cai World Cup bao gồm những gì?
Sử dụng công nghệ VAR trong bóng đá như thế nào?
Thông thường, các sân vận động phục vụ thi đấu bóng đá sẽ có phòng quan sát riêng phục vụ cho trọng tài theo dõi lại trận đấu với công nghệ VAR. Lúc này, hệ thống VAR là biệt lập, nó có thể liên kết được với tất cả các camera trên SVĐ. Điểm đặc biệt của hệ thống này chính là nó tự động báo lỗi cho trọng tài. Đó là lý do tại sao có nhiều tình huống mặc dù không có khiếu nại từ đội bạn nhưng trọng tài vẫn đưa ra quyết định mới nhờ video VAR.
Quy trình sử dụng công nghệ VAR là gì?
Trọng tài video phát tín hiệu cho trọng tài chính trên sân cỏ (thông qua tai nghe). Lúc này trọng tài chính cho dừng trận đấu và thông báo về việc theo dõi lại qua VAR. Nếu không có gì bất thường thì mọi thứ vẫn tiếp tục.
Tất nhiên việc cho dừng lại để kiểm tra video VAR cần chọn thời điểm thích hợp, lúc bóng ở vị trí trung lập, không rơi vào đội nào. Nếu có sự cố thông qua VAR thì trọng tài chính với trọng tài video sẽ thảo luận với nhau để đưa ra quyết định chung nhất.
Tại sao cần áp dụng công nghệ VAR cho World Cup?
Với những lợi ích nói đến ở trên thì không có lý do gì lại không áp dụng công nghệ VAR cho World Cup vì cũng như các giải đấu bóng đá khác, World Cup cần sự công bằng và văn minh. Sẽ không còn những “bàn thắng ma” Frank Lampard World Cup 2010 hay “bàn tay của chúa” của Diego Maradona năm nào có thể lặp lại. Tất cả chỉ còn là dĩ vãng.
Công nghệ VAR đảm bảo mang đến những mùa World Cup văn minh, đúng luật. Trong đó, kẻ chiến thắng sẽ là kẻ xứng đáng thực sự. Lần đầu tiên công nghệ VAR được áp dụng chính là World Cup 2018 được tổ chức tại Nga. Nhờ sự có mặt của VAR mà WC 2018 đã có nhiều cải thiện tích cực.
Đầu tiên, Pháp được hưởng một quả phạt đền trước Australia ở vòng bảng vì hậu vệ của tuyển Australia đã có “tương tác vật lý” khiến cho cầu thủ Griezmann bị ngã xuống. Thêm một tình huống sử dụng đến công nghệ VAR tại vòng bảng, đó là trận đấu giữa Đan Mạch vs Peru. Peru đã được hưởng một quả phạt đền nhờ VAR trước Đan Mạch. Sau đó, tuyển nước này vẫn thua vì Đan Mạch đã thi đấu xuất sắc hơn nhưng VAR cũng đã thể hiện tốt vai trò của mình.
VAR gây tranh cãi như thế nào tại World Cup 2018?
World Cup 2018 là kỳ World Cup áp dụng nhiều công nghệ hiện đại so với các kỳ World Cup trước đó. Tổng cộng có 13 trợ lý video hỗ trợ trọng tài chính làm việc. Bên cạnh những điểm sáng thì công nghệ này cũng vướng phải nhiều tranh cãi vì không phát huy được hết công dụng của mình.
Đó là tình huống trận đấu giữa Thụy Sĩ và Brazil. Một tình huống ghi bàn có sự va chạm giữa Zuber (tuyển Thụy Sĩ) và Joao Miranda (tuyển Brazil) đã được chấp nhận. Nhờ thế nên Thụy Sĩ gỡ hòa với Brazil 1 – 1. Song đáng lý ra tình huống này nên được áp dụng VAR và Brazil đã chịu một bàn thua oan. Điều này khiến rất nhiều cổ động viên tức giận và phẫn nộ.
Hay pha phạm lỗi của Diego Costa (tuyển Tây Ban Nha) với cầu thủ Pepe (tuyển Bồ Đào Nha) cũng gây nhức nhối cộng đồng yêu bóng đá vì dù pha phạm lỗi này khá rõ ràng, nhiều người xem nhận thấy được nhưng cả trọng tài lẫn VAR bị “che mắt”.
Rõ ràng, bên cạnh những điều tuyệt vời mang đến cho World Cup thì công nghệ VAR cũng có những hạn chế nhất định. Độ chính xác của công nghệ này ở 93% đến 99%, tức là không phải lúc nào VAR cũng chính xác và cũng có rất nhiều người không thích VAR.
Họ cho rằng việc sử dụng VAR trong các trận đấu tại World Cup sẽ “giết chết cảm xúc” của người xem. Nhiều người cho biết rằng những tình huống tranh cãi khó tránh khỏi, là “đặc sản” của bóng đá nói chung và World Cup nói riêng.
Công nghệ VAR được áp dụng như thế nào tại World Cup 2022?
Công nghệ VAR đã trở thành một yếu tố không thể thiếu tại World Cup 2022, đánh dấu sự tiếp tục và phát triển của nó trong bóng đá thế giới. Mặc dù gặp phải nhiều chỉ trích, nhưng World Cup 2018 đã chứng minh tầm quan trọng của VAR trong việc hỗ trợ trọng tài đưa ra quyết định chính xác và sửa sai ở những tình huống quan trọng.
Trong World Cup 2022, VAR tiếp tục được nâng cấp với một hệ thống hiện đại, với tối thiểu 42 camera trên tất cả 8 sân vận động. Đội ngũ trọng tài VAR có đầy đủ quyền lực truy cập vào hệ thống này để thực hiện những xem xét chi tiết. Trong số 42 camera, có 8 camera chuyên dụng hỗ trợ xem lại các tình huống một cách siêu chậm, giúp trọng tài nhận biết mọi chi tiết trong trận đấu.
Đội ngũ VAR tại World Cup 2022 không chỉ bao gồm các trọng tài mà còn có các chuyên gia hỗ trợ, tất cả đều được trang bị để đảm bảo quyết định chính xác và công bằng. Chủ tịch FIFA, ông Gianni Infantino, đã nhấn mạnh tác động tích cực của VAR, và cùng lúc đó, ông chia sẻ mục tiêu cải thiện tốc độ phân tích trận đấu để giảm thiểu thời gian tạm dừng trận đấu.
Ngoài ra, World Cup 2022 còn đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của công nghệ việt vị bán tự động, một bước tiến quan trọng nhằm giảm thiểu những tranh cãi liên quan đến việc đánh giá vị trí của cầu thủ trong các tình huống việt vị.
Một số ý kiến khác về công nghệ VAR
Công nghệ VAR viết tắt là gì?
Công nghệ VAR viết tắt theo tên tiếng Anh Video Assistant Referee.
Công nghệ VAR của nước nào?
Công nghệ VAR (Trợ lý Video) không phải là của một quốc gia cụ thể mà là một công nghệ được phát triển và thử nghiệm trong nhiều nước trên thế giới. Hệ thống VAR được phát triển và quản lý bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) – một tổ chức hoạt động chung giữa FIFA và các Hiệp hội Bóng đá quốc gia.
Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại World Cup 2018?
Những phán đoán sai lầm của trọng tài trong trận đấu có thể làm đảo ngược thế trận, “hủy hoại tương lai” của cả một đội bóng. Việc công bằng và minh bạch là yếu tố hàng đầu cần có tại World Cup song trọng tài cũng là con người, cũng có thể mắc phải sai lầm.
Chính vì thế nên sử dụng công nghệ VAR tại World Cup 2018 là việc làm tốt cho thể thao. Công nghệ này góp phần hỗ trợ trọng tài xử lý vấn đề sai sót khi thực hiện nhiệm vụ, tránh những màn chơi xấu, chơi bẩn tiếp tục tồn tại.
Công nghệ VAR liệu có “giết chết cảm xúc” không?
Tranh cãi luôn luôn là thứ tồn tại. Công nghệ VAR dù có tốt đến đâu thì cũng không thể hoàn hảo và không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nói VAR giết chết cảm xúc của người xem thì có ý đúng nhưng cũng không hẳn vì tùy thuộc vào cách sử dụng công nghệ như thế nào.
Hơn thế, phần đa quyết định của trọng tài thường chính xác, chỉ có một vài sự cố hy hữu mới sai lầm mà thôi. Lúc đó, trận đấu mới cần đến VAR. Và chắc hẳn rằng nhiều CĐV sẵn sàng bị gián đoạn ít phút để tìm kiếm sự công bằng.
Công nghệ VAR trong bóng đá chính xác như thế nào?
Độ chính xác của Công nghệ Trợ lý Video (VAR) trong bóng đá đã đạt đến một mức độ ấn tượng. Trong một nghiên cứu tập trung vào 13 giải đấu quốc gia nam, VAR đã nâng tỷ lệ chính xác của quyết định của trọng tài từ 92,1% lên đến 98,3% (Spitz và đồng đội, 2021).
Trọng tài có thể bỏ qua quyết định từ VAR không?
Trong bóng đá, quyền lực cuối cùng luôn nằm trong tay của trọng tài, dù có sự hỗ trợ của Công nghệ Trợ lý Video (VAR) hay không. Trọng tài có thể chọn dựa vào thông tin từ VAR hoặc sau khi thực hiện ‘xem xét trên sân’ (OFR) để đưa ra quyết định cuối cùng. Mặc dù có toàn quyền quyết định, nhưng trọng tài cũng phải nhận ra rằng bỏ qua hoặc từ chối sử dụng VAR có thể mang lại những rủi ro đáng kể.
Cầu thủ có thể yêu cầu VAR không?
Chỉ có trọng tài mới có thể yêu cầu VAR can thiệp vào một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, cầu thủ hay HLV có khả năng cảnh báo trọng tài về các tình huống “rõ ràng và hiển nhiên” mà họ nhận thấy, đặc biệt liên quan đến các quyết định lớn như bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ trực tiếp, hoặc những trường hợp nhầm lẫn nghiêm trọng.
Ai là người phát minh ra VAR?
Công nghệ Trợ lý Video (VAR) đã được chính thức ghi vào Luật bóng đá bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB), sau những thử nghiệm thành công tại một số giải đấu lớn. VAR, với bản chất là một tổ trọng tài bốn người, đã trở thành một thành phần quan trọng trong quy tắc và quy định của bóng đá hiện đại.
Công nghệ VAR sân Mỹ Đình được áp dụng từ khi nào?
Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, công nghệ VAR (Trợ lý Video) được áp dụng tại sân Mỹ Đình, Hà Nội ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Đối tác của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) đã cử đội ngũ chuyên gia đến Hà Nội để khảo sát và lắp đặt hệ thống VAR, phục vụ cho các trận đấu của đội tuyển Việt Nam. Việc lắp đặt công nghệ VAR ở Việt Nam đã khiến nước ta trở thành một trong 12 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á sử dụng VAR trong vòng loại này.
Trên đây là thông tin về công nghệ VAR và vai trò quan trọng trong các trận cầu World Cup. Có thể thấy rằng sự xuất hiện của công nghệ VAR đã tạo nên sự thay đổi lớn cho thế giới bóng đá. Đó là sự công bằng, rõ ràng và hạn chế tối đa các quyết định sai của trọng tài, các tình huống gây tranh cãi. Hy vọng thông tin trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VAR. Theo dõi thêm thông tin tại vebongdaonline.vn.