by Kiều Trang Chelsea  // 18/09/2021

AFF Cup và những điều ấn tượng về giải đấu

Thể thức thi đấu của AFF Cup

Là một người hâm mộ nhiệt thành của bóng đá Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết đến giải bóng đá AFF Cup. Đây là giải đấu được tổ chức mỗi 2 năm 1 lần nhằm tìm ra ông vua đích thực ở Đông Nam Á. Vậy bạn đã biết gì về giải đấu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về giải đấu này qua bài viết dưới đây.

Chức vô địch AFF Cup
Chức vô địch AFF Cup

LỊCH SỬ GIẢI ĐẤU

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á hay còn được gọi dưới cái tên AFF Cup hay AFF Suzuki Cup là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Giải đấu được tổ chức lần đầu tại Singapore vào năm 1996 với tên gọi Tiger Cup. Ở giái đấu đó, 10 đội tuyển đã tham gia tranh tài và chức vô địch đầu tiên đã gọi tên Thái Lan. Tên gọi Cúp Tiger được giữ trong 5 năm mùa giải liên tiếp trước khi được đổi tên thành AFF Cup vào mùa giải 2007. Ngay sau đó một năm, dưới quyền đặt tên thuộc về công ty ô tô Suzuki (Nhật Bản), giải đã được đổi tên thành AFF Suzuki Cup vì lý do tài trợ. Kể từ đó, các lần tổ chức giải sau này đều lấy tên là AFF Suzuki Cup.

Trong bài viết này chúng ta cùng đi sâu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của AFF Cup và xem hành trình của đội tuyển Việt Nam trong giải đấu kể trên.

Tiền thân AFF Cup là Tiger Cup
Tiền thân AFF Cup là Tiger Cup (1006 – 2004)

THỂ THỨC THI ĐẤU

Ở 4 mùa giải đầu tiên, giải đấu được tổ chức tại một quốc gia chủ nhà và bắt đầu thi đấu theo 2 bảng, tính điểm vòng tròn một lượt. Hai đội nhất và nhì mỗi bảng sẽ tranh tài ở vòng bán kết và chung kết để tìm ra nhà vua của bóng đá Đông Nam Á.

Từ mùa giải thứ năm (2004), các đội bóng lọt vào bán kết và chung kết sẽ thi đấu theo thể thức sân nhà và sân khách và được áp dụng luật bàn thắng sân khách kể từ năm 2010. Các đội chủ nhà được chọn chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi đấu tập trung các trận đấu vòng bảng để tìm ra bốn đội sẽ tham gia vòng knock-out.

Đến năm 2018, nhằm thu hút nhiều khán giả nội địa đến sân hơn, AFF Cup một lần nữa thay đổi cách thức thi đấu. Theo đó, 10 đội tuyển gồm 9 đội lọt thẳng vào vòng chung kết cùng đội giành chiến thắng trong trận play-off sẽ được chia thành 2 bảng, mỗi bảng gồm 5 đội. Như vậy, mỗi đội sẽ đá 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách nhằm tìm ra hai đội đứng đầu mỗi bảng và thi đấu vòng bán kết và chung kết như quy tắc cũ.

Thể thức thi đấu của AFF Cup
Thể thức thi đấu của AFF Cup vừa được cập nhật vào năm 2018

THÀNH TÍCH CỦA BÓNG ĐÁ VIỆT NAM TẠI AFF CUP

Bốn mùa giải đầu tiên (1996 – 2002)

Ở bốn mùa giải đầu tiên, Việt Nam đã để lại một số dấu ấn khi lọt vào vòng bán kết ở cả bốn mùa giải kể trên. Tuy nhiên, 3 trong số đó, Việt Nam đã phải dừng bước trước Thái Lan (1996, 2002) và Indonesia (2000). Lần duy nhất mà Việt Nam có thể tiến vào chung kết là vào mùa giải 1998 khi hạ 3-0 trong trận đấu bán kết. Tuy nhiên, đội tuyển cờ đỏ sao vàng lại để thua Singapore 1-0 và cay đắng nhìn đối thủ lên ngôi trên sân nhà Hàng Đẫy.

cau_thu_viet_nam_tiger_cup_1998
Đội hình đội tuyển Việt Nam tham gia Tiger Cup 1998

Mùa giải Tiger Cup 2004

Mùa giải 2004 chứng kiến sự thoái trào của bóng đá Việt Nam khi có lần đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng, đáng quên nhất có lẽ chính là thất bại nặng nề 0-3 trước Indonesia trên sân Mỹ Đình.

Kỷ nguyên AFF Cup và mùa giải thứ năm 2007

Ở lần đầu tiên tổ chức dưới tên gọi mới này, Singapore đã vô địch ngay trên sân nhà khi giành chiến thắng với tổng tỷ số 3-2 trước đồng chủ nhà vòng bảng là Thái Lan.

Ở vòng bảng, Thái Lan không mấy khó khăn khi giành vị trí nhất bảng với 7 điểm, xếp ngay sau là Malaysia. Ở bảng đấu còn lại, cả Singapore, Việt Nam và Indonesia cùng giành 5 điểm, khi họ đều có các tỉ số hòa trong các cuộc đối đầu trực tiếp. Vì vậy, các trận đấu với đối thủ yếu nhất là Lào quyết định 2 suất đầu bảng đối với cả ba. Và với các chiến thắng đậm 11-0 và 9-0 trước Lào của lần lượt Singapore và Việt Nam, 2 đội đã đi tiếp nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại so với Indonesia.

Tại bán kết, Việt Nam tiếp tục thất bại trước đối thủ kỵ giơ là Thái Lan trong nhiều năm qua với tổng tỉ số 2-0. Trong khi đó, Singapore đã vượt qua Malaysia trên chấm luân lưu sau khi hòa nhau sau 2 lượt trận với cùng tỷ số 1-1.

AFF Cup 2007
Thái Lan lên ngôi AFF Cup 2007 sau khi loại VIệt Nam ở bán kết

Chức vô địch đầu tiên của bóng đá Việt Nam (2008)

Một năm sau giải đấu trên, Singapore và Thái Lan tiếp tục là đồng chủ nhà của giải đấu. Với sức mạnh vượt trội, lại còn được chơi trên sân nhà, hai đội dễ dàng dành trọn vẹn 9 điểm và vào vòng bán kết với tư cách nhất bảng. Theo sau đó là Việt Nam và Indonesia khi kết thúc với vị trí nhì bảng. Đặc biệt, đội tuyển chúng ta đã đi tiếp trong bảng đấu có chủ nhà Thái Lan và đối thủ mạnh là Malaysia. Chiến thắng then chốt 3-2 trước Malaysia đã mở toang cánh cửa vào vòng bán kết cho đội tuyển Việt Nam bất chấp thất bại 0-2 trước Thái Lan ở trận ra quân cho thầy trò Calisto.

Bước vào vòng bán kết, Thái Lan không mấy khó khăn để vượt qua Indonesia với tổng tỉ số 3-1 sau 2 lượt trận. Trong khi đó, bàn thắng duy nhất của Quang Hải đã giúp Việt Nam loại Singapore sau 2 lượt trận với tổng tỉ số 1-0.

Vào đêm Noel trên sân Rajamangala của Thái Lan, một cơn địa chấn đã xảy ra khi Việt Nam có được chiến thắng bất ngờ 2-1 trong trận chung kết lượt đi. Đúng một tuần sau, người hâm mộ Việt Nam đã sống trong cảm giác lo sợ khi bàn thắng của Teerasil Dangda đã làm trận đấu trở nên khó lường. Tuy nhiên, định mệnh đã chọn đội tuyển Việt Nam khi Công Vinh có pha đánh đầu đẹp mắt ở giây bù giờ cuối cùng, ấn định tỷ số hòa 1-1 và giúp Việt Nam có lần đầu lên ngôi vô địch AFF Cup.

viet_nam_len_ngoi_nam_2008
Chức vô địch đầu tiên của đội tuyển Việt Nam (2008)

Những lần hụt chân đầy nuối tiếc (2010 – 2016)

Sau chức vô địch AFF Cup vào năm 2008, bóng đá Việt Nam đã chững lại ở các giải đấu sau đó. Vào giải đấu năm 2010, dù đã kết thúc với vị trí nhất bảng và được kỳ vọng sẽ bảo vệ được chức vô địch, Việt Nam đã bị Malaysia loại tâm phục khẩu phục với tổng tỷ số 0-2 sau hai lượt trận. Người Mã cũng đã có lần đầu lên ngôi khi đánh bại Indonesia với tổng tỉ số 4-2, trả thành công món nợ thua 1-5 ở vòng bảng đầy thuyết phục.

Giải đấu AFF Cup năm 2012 được xem như nỗi xấu hổ với bóng đá Việt Nam khi đội tuyển bị loại ngay từ vòng bảng và chỉ kiếm được vỏn vẹn 1 điểm từ trận đấu gặp Myanmar.

Các năm 2014 và 2016 chứng kiến Thái Lan 2 lần lên ngôi vô địch dưới thời HLV Kiatisuk Senamuang. Đây là thời điểm bóng đá Thái Lan thống trị khu vực với lối đá đẹp mắt. Trong khi đó, Việt Nam của chúng ta thì hai lần thất bại đáng tiếc trong các trận bán kết.

AFF Cup 2014
Thất bại khó hiểu ở bán kết lượt về đã khiến Việt Nam bị loại ở AFF Cup 2014

Năm 2014, bất chấp lợi thế thắng 2-1 trên sân Malaysia, Việt Nam lại để thua bạc nhược 2-4 trên sân nhà Mỹ Đình vì bị loại với tổng tý số 4-5. Trong khi đó, năm 2016, Việt Nam đã để bị loại đáng tiếc trước Indonesia với tổng tỉ số 3-4 dù có được trận đấu lượt về vô cùng xuất sắc. Vũ Minh Tuấn đã kéo Việt Nam từ cõi chết trở về khi ghi bàn ở phút bù giờ thứ ba để cân bằng tổng tỷ số trước khi Indonesia kết thúc những hy vọng cuối cùng của Việt Nam bằng bàn thắng trên chấm phạt đền ở hiệp phụ.

AFF Cup 2016
Việt Nam vẫn bị loại ở bán kết AFF Cup 2016

Chức vô địch sau 10 năm của Việt Nam (2018)

Với việc thay đổi thể thức thi đấu, đây được xem là bước đi mang tính thông minh của liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. Điều này được kỳ vọng giúp giải đấu tăng thêm sức cạnh tranh, cũng như là tăng thêm lượng khán giả đến sân trong mỗi trận đấu khi 10 đội tuyên tham dự VCK AFF Suzuki Cup đều sẽ được thi đấu trên sân nhà trong giải đấu. Và cũng trong giải đấu lần đầu tiên được thay đổi thể thức, Việt Nam đã vô địch sau khi đánh bại Malaysia với tổng tỉ số 3-2 sau 2 trận chung kết.

Đây là giải đấu trọn vẹn nhất dành cho Việt Nam từ trước tới nay. Đội tuyển của chúng ta bất bại trong cả giải đấu, thậm chí còn không để lọt lưới bàn nào trong suốt vòng bảng. Có thể nói rằng bóng đá Việt Nam nói riêng hay bóng đá Đông Nam Á nói chung đã bước sang trang mới kể từ khi HLV Park Hang-seo đến đây làm việc.

viet_nam_len_ngoi_nam_2018
Việt Nam lên ngôi sau 10 năm đợi chờ (2018)

Nhiệm vụ bảo vệ ngai vàng của bóng đá Việt Nam (2021)

Sau khi bị tạm hoãn vì đại dịch COVID-19, bóng đá Đông Nam Á đã bắt đầu trở lại với guồng quay bằng giải đấu AFF Cup 2020. Theo đó, Việt Nam sẽ bắt đầu hành trình bảo vệ ngôi vương với bảng đấu gồm các đối thủ Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia.

CÁC KỶ LỤC TẠI AFF SUZUKI CUP

Hiện nay, Thái Lan đang là đội lên ngôi vô địch AFF Cup nhiều nhất với 5 chức vô địch sau 12 lần tổ chức, xếp ngay sau là Singapore với 4 lần. Mặc dù Việt Nam có 10 lần vào bán kết (nhiều nhất, bằng với Thái Lan) nhưng chúng ta chỉ có 3 lần vào chung kết (1998, 2008, 2018) và giành về hai chức vô địch. Đội bóng còn lại có thể lên ngôi là Malaysia vào năm 2010.

Indonesia hiện đang nắm giữ một kỷ lục buồn tại AFF Cup khi thất bại ở cả năm trận chung kết mà đội tuyển xứ vạn đảo tham gia.

Lê Công Vinh
Lê Công Vinh hiện là chân sút tốt nhất của Việt Nam tại AFF Cup

Hiện nay, cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong lịch sử AFF Cup là Noh Alam Shah (Indonesia) với 17 pha lập công. Riêng đối với Việt Nam, cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển là tiền đạo Lê Công Vinh (15 bàn).

Tìm hiểu thêm các giải đấu khác mà đội tuyển và các CLB Việt Nam tham gia, truy cập ngay vào chuyên mục Giải Bóng Đá của Vé Bóng đá Online ngay.

Tag:
Mọi người đều đọc